Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 102/KH-UBND
Ngày ban hành 25/09/2017
Ngày có hiệu lực 25/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 26/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI KẾT LUẬN SỐ 96-KL/TW NGÀY 07/4/2014 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22-CT/TW NGÀY 05/6/2008 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận s 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư (khóa X) về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp và Kết luận s96-KL/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động; hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

3. Phấn đấu đến năm 2020 quan hệ lao động trong doanh nghiệp ổn định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được cải thiện; trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động được nâng cao; tranh chấp lao động và đình công giảm, không để xảy ra đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện Bộ Luật lao động năm 2012; Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2014; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này đến toàn bộ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về các Bộ Luật, Luật, các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các Bộ Luật, Luật có liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện hiệu quả và thiết thực Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn III (2017-2021), bằng nhiều hình thức phù hợp.

3. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động. Trong đó, tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào nhng địa bàn có nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, những nội dung dễ phát sinh tranh chấp lao động như tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phúc lợi, ăn ca, đóng hưởng bảo hiểm xã hội; xử lý nghiêm nhng trường hợp vi phạm pháp luật lao động.

Mỗi năm, cấp tỉnh phấn đấu tiến hành kiểm tra từ 50 đến 60 doanh nghiệp và thanh tra trên 20 doanh nghiệp; cấp huyện tiến hành kiểm tra từ 10 đến 20 doanh nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện dạy nghề, đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

5. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách về Bảo hiểm xã hội của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

6. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.

Đến năm 2020, có ít nhất 70% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể.

7. Thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh quan hệ lao động, không đxảy ra tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

8. Tập trung đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

9. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nâng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn từ 212 doanh nghiệp vào cuối năm 2016 lên 300 doanh nghiệp vào năm 2020.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Trong đó, đặc biệt chú trọng, nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; phát huy vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa có tổ chức công đoàn.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về nguồn lực

- Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí đáp ứng cho nhu cầu của Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn III (2017-2021).

- Trích ngân sách tnh đầu tư, hỗ trợ xây dựng các nhà ở và công trình phúc lợi công cộng trong các khu công nghiệp.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Khuyến khích sự đóng góp tài chính của các doanh nghiệp đthực hiện các nội dung hoạt động của Kế hoạch.

- Huy động các nguồn hỗ trợ khác theo hình thức xã hội hóa; đng thời lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai.

2. Các giải pháp về chuyên môn

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ