Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2023 về quản lý biên chế công chức, viên chức của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026 của tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 100/KH-UBND
Ngày ban hành 04/01/2023
Ngày có hiệu lực 04/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2022-2026 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026; Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026; Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về quản lý biên chế của hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2026,

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch quản lý biên chế công chức, viên chức của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026 của tỉnh Lâm Đồng, như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích:

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế giai đoạn 2022-2026 theo Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 và Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị.

b) Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các cơ quan, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch, bảo đảm đạt được mục tiêu và hiệu quả, kết quả của công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

II. Yêu cầu:

a) Sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, phải được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện.

b) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế với yêu cầu đến năm 2026 phải tinh giản tối thiểu 5% biên chế công chức và tối thiểu 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số biên chế được giao năm 2022.

c) Trường hợp thành lập tổ chức mới hoặc được giao thêm nhiệm vụ thì cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế hiện có. Các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thành lập mới khi thật sự cần thiết và phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).

d) Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải được tiến hành khoa học, khách quan, quan tâm đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế.

e) Thực hiện tinh giản biên chế phải đảm bảo công khai, dân chủ, ổn định tình hình, không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

B. NỘI DUNG

I. Kế hoạch quản lý biên chế công chức, viên chức của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026.

Thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 và Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy về quản lý biên chế của hệ thống chính trị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2026.

Kế hoạch quản lý biên chế công chức, viên chức giai đoạn 2022-2026 của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Lâm Đồng được xây dựng trên cơ sở tinh giản biên chế theo từng năm và đảm bảo đến năm 2026 tổng biên chế của toàn tỉnh tinh giản tối thiểu 5% biên chế công chức và tối thiểu 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số biên chế được giao năm 2022 (năm 2022, tỉnh Lâm Đồng đã được giao 2.509 biên chế công chức và 26.322 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Theo Quyết định số 69-QĐ/BTCTW ngày 28/9/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về biên chế của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2026; tổng số biên chế cán bộ, công chức của khối chính quyền tỉnh Lâm Đồng là 2.384 biên chế (giảm 125 biên chế so với năm 2022), biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Lâm Đồng là 23.690 biên chế (giảm 2.632 biên chế so với năm 2022).

Từ cơ sở nêu trên, lộ trình quản lý biên chế công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026 được thực hiện như sau:

STT

Biên chế

Biên chế năm 2022

Lộ trình thực hiện biên chế giai đoạn 2022-2026

Tổng số biên chế giảm giai đoạn 2022-2026

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Số lượng

Tỷ lệ

Sbiên chế

Số giảm

Sbiên chế

Số giảm

Sbiên chế

Số giảm

Sbiên chế

Số giảm

1

Công chức

2.509

2.488

21

2.459

29

2.420

39

2.384

36

125

5%

2

Viên chức hưởng lương từNSNN

26.322

25.698

624

25.055

643

24.380

675

23.690

690

2.632

10%

(Kèm theo Phụ lục 1 về kế hoạch biên chế công chức giai đoạn 2022-2026 và Phụ lục 2 về kế hoạch biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2022-2026).

II. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện tinh giản biên chế.

1. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức, cơ quan, đơn vị:

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với rà soát lại chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; qua đó kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy đúng quy định.

b) Tập trung rà soát để kiện toàn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, không tăng đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì thực hiện.

2. Hoàn thành xây dựng vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; quản lý biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị theo vị trí việc làm:

a) Xây dựng, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị đảm bảo xác định phù hợp số vị trí việc làm, khung năng lực, cơ cấu ngạch và số lượng người làm việc theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, làm cơ sở để xác định biên chế; quản lý biên chế theo vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ban hành kế hoạch sắp xếp, bố trí sử dụng phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ.

[...]