Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 10/KH-UBND thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 10/KH-UBND
Ngày ban hành 24/01/2022
Ngày có hiệu lực 24/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Kế hoạch số 36/KH-UBATGTQG ngày 10/01/2022 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về Năm An toàn giao thông 2022; đồng thời, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 29/4/2014 của HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 11 về một số giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) theo chủ đề Năm An toàn giao thông 2022: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi như sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn. Phấn đấu giảm tai nạn giao thông (TNGT) từ 5 - 10% cả về số vụ, số người chết, số người bị thương.

- Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đầu mối giao thông trọng điểm và không để xảy ra ùn tắc giao thông khi kiểm soát dịch bệnh.

- Không để lây nhiễm, bùng phát dịch bệnh trong hoạt động giao thông vận tải.

2. Yêu cầu

- Triển khai đồng bộ, kịp thời, đầy đủ các giải pháp bảo đảm TTATGT theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh ngay từ tháng đầu, quý đầu và cả năm 2022.

- Thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương phổ biến, quán triệt nhiệm vụ thực hiện bảo đảm TTATGT năm 2022 đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; từng bước xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Chủ động nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm TTATGT, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học dữ liệu trong quản lý điều hành vận tải, điều khiển giao thông, tuyên truyền an toàn giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về TTATGT.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

Để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, các cơ quan thành viên Ban ATGT tỉnh và Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố cần gắn chặt công tác bảo đảm TTATGT với công tác phòng, chống dịch COVID-19, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện đầy đủ nội dung Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy; Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 203-KH/TU ngày 05/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khắc phục ùn tắc giao thông.

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về bảo đảm TTATGT, nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm TTATGT vào trong các đề án, chiến lược, quy hoạch các cấp.

- Chủ trì thực hiện: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội.

3. Rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

- Chủ trì thực hiện: Ban An toàn giao thông tỉnh; Ban ATGT huyện, thị xã, thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở: Nội vụ, Giao thông vận tải; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

4. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, trật tự đô thị:

a) Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số.

- Chủ trì thực hiện: Ban ATGT tỉnh; Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tư pháp.

- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan báo, đài; tổ chức chính trị - xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

b) Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn, thân thiện môi trường cho Nhân dân; tổ chức cuộc vận động xây dựng văn hóa giao thông trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân thực hiện đã uống rượu bia, không lái xe” và “Toàn dân đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2022”

Chủ trì thực hiện: Ban ATGT tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.

Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; Sở Giao thông vận tải; các cơ quan thông tấn báo chí; tổ chức chính trị - xã hội; UBND các cấp.

[...]