Kế hoạch 08/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và Chỉ thị 02-CT/TU về đẩy mạnh thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 20/01/2022
Ngày có hiệu lực 20/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022 VÀ CHỈ THỊ SỐ 02-CT/TU NGÀY 15/11/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH NĂM 2022, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022, định hướng đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

Trong những năm qua, thực hiện các Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành kế hoạch hàng năm để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của trung ương và của tỉnh. Tỉnh Tuyên Quang đã xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hướng tới phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vị trí xếp hạng đánh giá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh ngày càng được cải thiện, nhiều chỉ số thành phần được đánh giá có chuyển biến tích cực(1).

Từ năm 2020, dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, tác động nặng nề tới người dân, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng nhiều đến môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thực hiện quyết liệt của cấp ủy, sự năng động trong điều hành linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ, phù hợp với diễn biến tình hình của các cấp chính quyền địa phương; sự chung tay của cả hệ thống chính trị; sự chia sẻ, ủng hộ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã tạo ra môi trường kinh doanh tự do, an toàn, đảm bảo an ninh, trật tự, cải thiện chi phí không chính thức, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng và đánh giá cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 5/14 tỉnh Khu vực miền núi phía Bắc, điểm số của tỉnh đạt 63,46 điểm, nằm trong số các tỉnh có điểm số trung bình (tăng 01 bậc và giảm 1,67 điểm so với năm 2019); Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2020 của tỉnh đạt

83,81%, xếp thứ 35/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, (tăng 0,99 điểm so với năm 2019 và giảm 19 bậc so với năm 2019). Năm 2021, tỉnh đã ban hành nhiều Chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, tạo bước đột phá quan trọng trong cải cách quy trình thực hiện thủ tục hành chính. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 262 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10,55% so với cùng kỳ năm 2020 (262/237 DN) nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2.141 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 23.822,78 tỷ đồng (trong đó có 14 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài). Số dự án mới được quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 35 dự án với số vốn đăng ký là 7.010,4 tỷ đồng, trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nâng tổng số dự án đăng ký trên địa bàn tỉnh được quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 368 dự án với số vốn đăng ký trên 58.563 tỷ đồng. Tỉnh đã tiếp tục mời gọi, thu hút được một số nhà đầu tư có tiềm năng đến khảo sát lập quy hoạch chi tiết các dự án và đầu tư tại tỉnh(2).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh còn một số hạn chế: Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự hấp dẫn; chỉ số năng lực cạnh tranh tuy có tăng nhưng vẫn chưa được xếp ở thứ hạng cao, 6/10 chỉ số thành phần trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 có điểm số giảm điểm so với năm 2019(3); cải cách hành chính có lúc, có nơi, có lĩnh vực còn chậm, chưa thực sự tạo môi trường thông thoáng; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, chặt chẽ, hiệu quả; hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, thông tin, hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư; còn có cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp… đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025, việc cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh ngày càng khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành cần quyết tâm và nỗ lực cao hơn bởi các tỉnh, thành phố khác cũng rất chú trọng cải cách nhằm nâng cao vị thế trên bảng xếp hạng của cả nước. Vì vậy, cần thiết xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng cường thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

B. MỤC TIÊU

I. Mục tiêu tổng quát

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh; tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh; góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, giai đoạn 2021-2025, thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, phấn đấu “Đưa tỉnh Tuyên Quang phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc” .

II. Mục tiêu cụ thể

1. Năm 2022

1.1. Phấn đấu trong năm 2022, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh tăng từ 2-5 bậc so với năm 2021 trong bảng xếp hạng (PCI) của cả nước.

1.2. Phấn đấu năm 2022 có thêm từ 290 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lên trên 2.300 doanh nghiệp.

1.3. Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tăng thêm 20% so với năm 2021; đưa 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

2. Định hướng đến năm 2025

2.1. Phấn đấu đến năm 2025, nâng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Tuyên Quang nằm trong tốp 25 các tỉnh, thành phố dẫn đầu trong cả nước.

2.2. Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025, thu hút được khoảng 45.000 - 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI khoảng 15.000 - 20.000 tỷ đồng.

2.3. Phấn đấu đến hết năm 2025 có trên 3.100 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

C. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. Nhiệm vụ chung

1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị được phân công làm đầu mối chủ trì triển khai, theo dõi việc cải thiện các Bộ chỉ số và nhóm chỉ số, chỉ số thành phần trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ chủ động bám sát chỉ đạo hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương đầu mối để triển khai tổ chức thực hiện phù hợp với tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về những chỉ số thuộc lĩnh vực, chức năng của ngành.

2. Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tập trung thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và các chương trình, kế hoạch cải thiện các chỉ số: PCI, PAPI, PAR Index, ICT Index, DDCI. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm (1) Khởi sự kinh doanh; (2) Nộp thuế và bảo hiểm xã hội; (3) cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; (4) Tiếp cận tín dụng; (5) Bảo vệ nhà đầu tư; (6) Tiếp cận điện năng; (7) Đăng ký tài sản; (8) Giải quyết tranh chấp hợp đồng; (9) Giải quyết phá sản doanh nghiệp.

3. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về những chỉ số thành phần trong Chỉ số (PCI) thuộc lĩnh vực, chức năng của ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn các cấp, cán bộ, công chức, đảng viên trong thực thi công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức và hành động của công chức, viên chức, người lao động về thực hiện chủ trương “Chính quyền kiến tạo, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp”, đồng thời thay đổi mạnh mẽ về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công vụ, giao tiếp với người dân và doanh nghiệp.

4. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Trung ương để vận dụng triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh, đồng thời có những hành động thiết thực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các chương trình, đề án, kế hoạch đã ban hành nhằm thực hiện các khâu đột phá và nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

[...]