Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 688/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 688/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/06/2021
Ngày có hiệu lực 11/06/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 688/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 11 tháng 06 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2021; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 20/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. T
nh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, c
ác PCT UBND tỉnh;
- Vụ CCHC Bộ Nội vụ (b/c);
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (b
/c);
- Bí thư huyện ủy, thành ủy;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Lai Châu;
- Lưu: VT, KSTT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

ĐỀ ÁN

ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 688/QĐ-UBND ngày 11/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Phần 1

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến lược nhằm phát triển kinh tế - xã hội được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính”, trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở chủ trương của Đng, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Tỉnh ủy về cải cách hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2016-2020[1] và kế hoạch hàng năm để cụ thể hóa và triển khai thực hiện. Sau 05 năm triển khai thực hiện với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Lai Châu đã có chuyển biến tích cực: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật được các cơ quan nhà nước trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dần được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của tỉnh; công tác cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh bước đầu đã tạo niềm tin cho tổ chức, cá nhân, cải thiện sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; cải cách tổ chức bộ máy tiếp tục được triển khai thực hiện với nhiều nhiệm vụ quan trọng, cơ bản đã tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chc có nhiều đổi mới, đã từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, chính quyền số; cơ chế quản lý tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập được đổi mới, giúp cho các cơ quan, đơn vị tự chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả; số doanh nghiệp thành lập mới tăng, do vậy nộp thuế vào ngân sách nhà nước tăng; một số dự án trọng điểm đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư lớn, từ đó khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đã được cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã có những chỉ số thành phần nằm trong nhóm đầu của cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn có những tồn tại, hạn chế như: Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao; cải cách thủ tục hành chính chưa đủ mạnh; tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị còn cồng kềnh, chưa thật sự tinh gọn; chất lượng, kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính còn chậm và chưa đồng bộ; hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) có tăng nhưng chưa bền vững; Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) còn thấp và ở nhóm cuối của cả nước.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh” và “đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút doanh nghiệp” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. UBND tỉnh ban hành Đề án “Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;

Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025;

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;

[...]