Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2023 về phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2023
Ngày có hiệu lực 13/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 13 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1745/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 1744/QĐ-BYT ngày 30/03/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam; theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 6664/TTr-SYT ngày 27/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2023-2025 như sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung: Làm giảm gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng gây ra góp phần chăm sóc chủ động, nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm các bệnh giun, sán và giảm gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng gây ra tại các vùng dịch tễ.

b) Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi.

c) Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên phạm vi toàn tỉnh.

3. Chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2021 - 2025.

- Chỉ tiêu 2: Mỗi năm giảm 5% tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và sán lá gan nhỏ tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 23% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Chỉ tiêu 3: Điều trị 100% cho người được chẩn đoán nhiễm các loại giun sán.

- Chỉ tiêu 4: Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên:

+ Trên 75% học sinh tiểu học tại vùng dịch tễ.

+ Trên 80% trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi ở các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

+ Trên 50% trẻ 12 - 23 tháng tuổi tại các tỉnh có tỷ lệ nhiễm giun trên 20%.

+ Trên 60% phụ nữ tuổi sinh sản 15-45 tuổi tại các tỉnh có tỷ lệ nhiễm giun trên 20%.

- Chỉ tiêu 5: Tẩy sán lá gan nhỏ 1 lần/năm cho đối tượng nguy cơ tại các vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm trên 20%.

- Chỉ tiêu 6: 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống.

- Chỉ tiêu 7: Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ được tiếp cận với các thông tin tuyên truyền phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Chỉ tiêu 8: 100% các trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ bệnh tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan nhỏ, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện.

- Chỉ tiêu 9: 100% cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo về phòng chống bệnh ký sinh trùng. Một số các cơ sở y tế chuyên sâu có thể triển khai thực hiện phương pháp chẩn đoán và áp dụng các biện pháp phòng chống, nghiên cứu dịch tễ.

II. Giải pháp thực hiện:

1. Giải pháp về chính sách:

- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp hàng năm và theo giai đoạn của tuyến tỉnh và địa phương.

- Các cơ quan, đơn vị tuyến tỉnh xác định và huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.

- Tuyến tỉnh xác định và huy động nguồn kinh phí, triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống các bệnh ký sinh trùng. Nâng cao chất lượng giám sát phát hiện, chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

[...]