Quyết định 1744/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 1744/QĐ-BYT
Ngày ban hành 30/03/2021
Ngày có hiệu lực 30/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Đỗ Xuân Tuyên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1744/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam”.

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1744/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH KÝ SINH TRÙNG

1. Thông tin chung về bệnh ký sinh trùng tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện khí hậu, tập quán sinh hoạt và vệ sinh môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của các bệnh ký sinh trùng. Tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại Việt Nam nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm đúng mức. Bệnh giun truyền qua đất được biết đến nhiều nhất và phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau tùy theo vùng miền. Nhiễm giun truyền qua đất có ảnh hưởng mạn tính tới sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, làm giảm sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây trở ngại tới sự phát triển kinh tế. Nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản làm ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Bên cạnh bệnh giun truyền qua đất, một số bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột, sán dây, ấu trùng sán dây lợn...ghi nhận mắc tại một số địa phương do người dân có phong tục tập quán ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, của nướng và rau thủy sinh không được nấu chín có chứa hoặc mang ấu trùng sán. Các bệnh sán lá, sán dây, ấu trùng sán dây lợn phân bố rải rác tại nhiều địa phương trong cả nước và gây ra những tổn thương thực thể, những biến chứng nguy hiểm cho người bị mắc. Một số bệnh lây nhiễm từ động vật sang người khác như bệnh giun xoắn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó mèo... đang có xu hướng gia tăng và ghi nhận mắc ở nhiều địa phương. Các bệnh do đơn bào, nấm và côn trùng truyền phân bố rộng và gặp nhiều tại các vùng nông thôn, những nơi có điều về kiện kinh tế và môi trường còn khó khăn.

2. Nhóm bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam

Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.

- Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.

- Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.

- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.

- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.

Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỷ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa màu, làm rừng.

Nhiều trẻ ở lứa tuổi mầm non bị lây nhiễm giun kim từ bạn trong cùng lớp học, ghi nhận sự lây nhiễm ở hầu hết các địa phương bao gồm cả tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế phát triển. Nhiễm giun lươn gặp ở đa số người thường xuyên tiếp xúc với đất và không sử dụng bảo hộ lao động. Nhiễm giun lươn nặng, nhiễm giun lươn lan tỏa có thể gây suy đa phủ tạng và tử vong.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ