Kế hoạch 06/KH-UBND về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2018

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 30/01/2018
Ngày có hiệu lực 30/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 30 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT; XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện có hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật (Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011), Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận pháp luật, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước và các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2018; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 22/7/2015 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 23/6/2015 của UBND tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước; quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của công dân; nghĩa vụ học tập pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật.

2. Yêu cầu

- Quán triệt và thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật về PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện hương ước, quy ước; quản lý và khai thác tủ sách pháp luật gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và thực thi pháp luật của các sở, ngành, đoàn thể, địa phương.

- Phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, vai trò của cơ quan Thường trực Hội đồng, tổ chức pháp chế và cán bộ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Việc triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

II. NỘI DUNG

1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1.1. Các văn bản trọng tâm tuyên truyền, phổ biến

- Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản QPPL mới ban hành năm 2016, năm 2017 có hiệu lực thi hành trong năm 2018; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, trọng tâm là nội dung chính sách, quy định mới trong văn bản. Chú trọng các luật: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), Luật Du lịch (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi), Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo...

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, quan điểm, nội dung chính sách, văn bản về cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; chủ trương, nhiệm vụ về cải cách Tư pháp và hoạt động Tư pháp.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến theo các Chương trình, Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý

Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, các Điều ước quốc tế về nhân quyền, chống tra tấn mà Việt Nam là thành viên.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các cấp.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

1.2. Phổ biến giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù

- Hướng dẫn thực hiện công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL, trọng tâm là người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động trong doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người khuyết tật tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Cả năm.

1.3. Củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đảm bảo đủ số lượng, đúng quy định theo Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/7/2016 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

[...]