ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/KH-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 09 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN NGƯỜI TỈNH THANH HÓA NĂM 2018
I. ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
1. Tình hình
dịch năm 2017
Hiện nay, tình hình dịch bệnh
trên thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới
nổi và nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập vào nước ta (như dịch cúm A(H7N9),
MERS-CoV, Dengue xuất huyết...).
Tại Thanh Hóa, tính đến ngày
05/11/2017, toàn tỉnh đã ghi nhận được 705 trường hợp mắc tay chân miệng, 3.136
trường hợp mắc sốt xuất huyết, 11 trường hợp liên cầu lợn (01 trường hợp tử
vong), 05 trường hợp mắc bệnh dại (05 trường hợp tử vong).
Năm 2017, các loại dịch bệnh
truyền nhiễm đã rải rác xảy ra trên địa bàn tỉnh; công tác phòng, chống dịch bệnh
trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều giải pháp đồng bộ
đã được triển khai, huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng, chủ động
khống chế dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra và hạn chế tử vong do dịch bệnh.
Tuy nhiên, một số dịch bệnh trên người tại nhiều địa phương vẫn diễn biến phức
tạp, có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ mắc và nguy cơ tử vong cao, yêu cầu công tác
dự phòng dịch bệnh phải đi trước một bước, nhằm chủ động giám sát dịch bệnh,
phòng ngừa và triển khai các giải pháp ngăn chặn, khống chế và dập tắt dịch bệnh
kịp thời, hiệu quả.
2. Dự
báo về tình hình dịch năm 2018
- Dịch bệnh trên thế giới và
khu vực diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm, dịch bệnh mới
xuất hiện, cùng với sự giao lưu quốc tế ngày càng gia tăng, nguy cơ lây lan,
xâm nhập và bùng phát thành dịch dễ xảy ra tại Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa.
- Một số bệnh truyền nhiễm
trên người hiện đang tiềm tàng và lưu hành tại một số địa phương trong toàn quốc
có khả năng lây lan mạnh, số lượng mắc bệnh cao, hoàn toàn có nguy cơ bùng phát
thành dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt, kịp thời.
- Tình trạng biến đổi khí hậu,
biến động về dân cư, tốc độ đô thị hóa, sự biến chủng của vi sinh vật, đặc biệt
là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân
cư chưa tốt, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh mới phát sinh hoặc các dịch bệnh
đã được khống chế nay tái phát.
- Ở một số địa phương, chính
quyền các cấp chưa chỉ đạo quyết liệt đối với công tác phòng chống dịch, chưa
thấy nhận thức đầy đủ sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống dịch
bệnh, coi công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ của ngành Y tế; các ban,
ngành, đoàn thể chưa tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh.
- Việc quản lý đối tượng
tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật
được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc xin tiêm chủng dịch vụ,
không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động.
- Các chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế bị cắt giảm so với nhiều năm trước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
việc triển khai các chương trình y tế dự phòng.
II. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Giảm tỷ lệ mắc và tử vong
do các bệnh truyền nhiễm.
- Chủ động phòng ngừa, giám
sát chặt chẽ, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trên địa
bàn tỉnh góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển
kinh tế, xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường công tác chỉ đạo
phòng chống dịch, củng cố Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, tăng cường
trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên. Tăng cường hiệu quả
phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra,
giám sát các hoạt động tại địa phương.
- Tăng cường công tác truyền
thông, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Giám sát chặt chẽ, phát hiện
sớm, đáp ứng nhanh và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh
truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để dịch
lớn xảy ra.
- Tăng cường công tác điều
trị để phát hiện sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các ca bệnh truyền
nhiễm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
- Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc,
vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch
tại các cấp.
III. NỘI
DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Công tác tổ chức chỉ đạo
- Sở Y tế (Cơ quan thường trực
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên người cấp tỉnh) tham mưu cho UBND tỉnh
xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trên người khi có tình huống dịch bệnh xảy
ra theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thường xuyên chỉ đạo tổ chức
kiểm tra và giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa
phương.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế
giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch; tổ chức khu vực khám phân
loại, thu dung, điều trị và cách ly bệnh nhân theo quy trình hướng dẫn của Bộ Y
tế.
- Tăng cường phối hợp với
các cơ quan truyền thông đại chúng kịp thời thông tin về tình hình dịch bệnh và
các biện pháp phòng, chống cho người dân.
- Thiết lập hệ thống chỉ đạo,
giám sát chặt chẽ các ca bệnh trên địa bàn và báo cáo kịp thời diễn biến tình hình
dịch với Trưởng ban Chỉ đạo; tổng hợp đề xuất ý kiến và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh,
Bộ Y tế.
2. Công tác truyền thông
- Chỉ đạo các hoạt động
tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh và lợi ích của việc tiêm phòng vắc
xin để người dân tích cực tham gia công tác tiêm chủng phòng, chống dịch.
- Chủ động, thường xuyên
cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng để triển
khai hoạt động truyền thông phòng, chống dịch, bệnh kịp thời, chính xác. Phát
huy tốt vai trò của hệ thống truyền thanh tại cơ sở.
- Nâng cao kỹ năng của cán bộ
tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy
động các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng tham gia công tác tuyên truyền
phòng, chống dịch.
- Trung tâm truyền thông
giáo dục sức khỏe tỉnh triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của
công tác phòng, chống dịch bệnh.
3. Các hoạt động chuyên
môn
3.1. Công tác giám sát
và tổ chức phòng, chống dịch
- Tăng cường giám sát bệnh
chủ động, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh đầu tiên, xử lý triệt để
ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên và khoanh vùng, cách ly ổ dịch nhằm hạn
chế lây lan ra cộng đồng.
- Rà soát và cập nhật hướng
dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế; tổ chức tập huấn cho cán bộ y
tế các huyện, thị xã, thành phố, các tuyến chuyên môn tham gia công tác giám
sát, xử lý ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
- Kiện toàn các đội cơ động
phòng, chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về giám sát, điều tra, xử lý ổ
dịch.
- Đáp ứng khi ghi nhận trường
hợp mới mắc:
+ Giám sát chặt chẽ, cách ly
các trường hợp mới mắc, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc
tại khu vực ổ dịch, phân tích và thực hiện báo cáo theo quy định.
+ Tổ chức khám, tư vấn, điều
trị và cách ly bệnh nhân, hạn chế lây lan.
- Tuyên truyền các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh, vận động đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Tăng cường năng lực xét
nghiệm cho các tuyến, Trung tâm Y tế dự phòng là đầu mối tổ chức tập huấn các
phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu nhằm đáp ứng kịp thời việc chẩn
đoán sớm các ca bệnh.
- Tăng cường huy động nguồn
lực thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng:
+ Tổ chức tiêm phòng vắc xin
cho các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng, hàng tháng tổ chức tiêm chủng thường
xuyên theo chỉ đạo của Chương trình tiêm chủng mở rộng Bộ Y tế.
+ Rà soát các đối tượng
trong độ tuổi tiêm chủng ở tất cả xã, phường, thị trấn trên địa bàn, các trung
tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện, triển khai tiêm vắc
xin cho các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng.
+ Đảm bảo cung ứng đủ số lượng
và đảm bảo chất lượng vắc xin, vật tư tiêm chủng theo nhu cầu kế hoạch của các
huyện, thị xã, thành phố; đồng thời đấu mối với Trung ương đảm bảo đủ nguồn vắc
xin và vật tư cho công tác tiêm chủng tại địa phương; tổ chức tiếp nhận, vận
chuyển, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng theo đúng quy định của
Bộ Y tế.
+ Tăng cường công tác an
toàn tiêm chủng, không để xảy ra sai sót của cơ sở y tế trong quá trình tiêm chủng.
Thực hiện công tác giám sát, xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng sau khi
tiêm vắc xin.
3.2. Công tác điều trị
- Thiết lập mạng lưới các bệnh
viện theo khu vực tổ chức phân tuyến trong quá trình thu dung, cấp cứu và điều
trị bệnh nhân, hạn chế quá tải, vượt tuyến.
- Cập nhật phác đồ chẩn
đoán, điều trị các bệnh dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tổ chức tập huấn cho
cán bộ tham gia công tác điều trị của các huyện, thị xã, thành phố.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo
thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện bảo hộ cho công tác phòng chống dịch...
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát công tác chuẩn bị phòng, chống dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh:
+ Chuẩn bị sẵn khu vực tiếp
nhận, cách ly bệnh nhân khi có dịch xảy ra, đảm bảo đầy đủ, trang thiết bị, vật
tư, thuốc cấp cứu các ca bệnh nặng.
+ Thành lập các đội cấp cứu
cơ động, hỗ trợ cho tuyến dưới hoặc điểm vùng khi có các tình huống dịch xảy
ra.
2.3. Công tác đảm bảo
hậu cần
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc,
vật tư, trang thiết bị sẵn sàng phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu
dung cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
- Chủ động xây dựng phương
án đảm bảo hậu cần, kế hoạch dự trữ thuốc, vật tư, trang thiết bị cho hoạt động
phòng, chống dịch khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi có dịch xảy
ra.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo phòng chống
dịch tỉnh
- Chủ động xây dựng kế hoạch
phòng, chống dịch bệnh hằng năm, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát
các hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ y tế và quân y bộ đội biên phòng trước các đợt
triển khai các chiến dịch tiêm chủng.
- Chỉ đạo việc kiện toàn và
tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp. Phân công trách
nhiệm, chỉ đạo cụ thể cho các thành viên. Ban Chỉ đạo họp định kỳ hoặc đột xuất,
chủ động xây dựng phương án ứng phó dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ: Lực
lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
- Thiết lập hệ thống giám
sát và đáp ứng nhanh theo phân cấp quản lý; củng cố tổ chức, tăng cường năng lực
hệ thống giám sát đảm bảo khả năng giám sát, điều tra phát hiện sớm; theo dõi
chặt chẽ các đối tượng nghi ngờ; chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang
thiết bị và nhân lực đảm bảo đáp ứng nhanh và xử lý kịp thời khi mới xuất hiện
ca bệnh đầu tiên theo quy trình xử lý ổ dịch đã được Bộ Y tế ban hành.
- Chỉ đạo và tăng cường sự
phối hợp với các sở, ban, ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm huy động
tối đa các nguồn lực để chủ động phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền
thông đại chúng phổ biến các kiến thức về pháp luật, các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh. Hình thức truyền thông phong phú, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu,
trong đó chú trọng đến biện pháp phòng chống dịch... Đưa tin, bài phản ánh về
các đơn vị thực hiện tốt, chưa tốt công tác chủ động phòng chống dịch.
2. Các sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện
2.1. Sở Y tế (Cơ quan
thường trực BCĐ tỉnh)
- Phối hợp với Sở Tài chính
xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện phòng, chống dịch và dự toán kinh
phí phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; trình Chủ tịch UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra UBND các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn và tăng cường hoạt động của
Ban Chỉ đạo cấp huyện trong phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp với các ngành
thành viên Ban Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống
dịch tại các địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt; tổng hợp kết quả thực
hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ,
đột xuất và đề xuất các giải pháp phòng, chống bệnh dịch cho Ban Chỉ đạo tỉnh
và báo cáo Bộ Y tế theo Thông tư số 54/2015/TT- BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền
nhiễm.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế
trên địa bàn triển khai thực hiện tốt các nội dung:
a) Đối với hệ Y tế dự
phòng:
+ Tăng cường giám sát, phát
hiện ngay ca bệnh đầu tiên, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch phù hợp. Chuẩn bị đủ
cơ số thuốc, hóa chất, dịch truyền và huy động nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch
bệnh; tổ chức chỉ đạo công tác phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.
+ Củng cố, nâng cao năng lực
và đảm bảo các điều kiện hoạt động cần thiết cho đội chống dịch cơ động tuyến tỉnh
theo quy định của Bộ Y tế. Dự trù và cung cấp thuốc, hóa chất đảm bảo cho các
tình huống theo quy mô của dịch bệnh, phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương; sẵn sàng đảm bảo đủ điều kiện về nhân lực, vật chất kỹ thuật và phương
tiện chi viện cho cơ sở.
+ Tổng hợp báo cáo tình hình
dịch bệnh về Sở Y tế, UBND tỉnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Cục Y tế dự
phòng theo quy định.
+ Phối hợp với các cơ quan
trên địa bàn để tuyên truyền các biện pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ
sinh môi trường trong công tác phòng chống dịch.
+ Thực hiện kiểm tra, giám
sát thường xuyên đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
b) Đối với hệ Điều trị:
- Kiểm tra hướng dẫn và chỉ đạo
tuyến về chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tại cơ sở y tế; chủ động phối hợp với
Trung tâm Y tế cùng cấp để tập huấn công tác phòng, chống dịch cho y tế cơ sở.
- Thường xuyên kiểm tra và báo
cáo các ca nghi ngờ nhiễm bệnh tại các bệnh viện cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
để phối hợp giám sát, xác minh, chẩn đoán và tiên lượng dịch.
- Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật
tư, trang thiết bị và phương tiện để tiếp đón, cách ly và điều trị bệnh nhân khi
có dịch xảy ra.
- Thành lập đội điều trị cơ
động với đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc để sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới
khi có dịch xảy ra.
c) Công ty cổ phần Dược -
VTYT và Công ty cổ phần Thiết bị - VTYT:
Có trách nhiệm chuẩn bị dự
trữ và cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, dịch truyền, hóa chất, trang thiết bị
cho các đơn vị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp trong công tác phòng, chống dịch
theo chỉ đạo của Sở Y tế.
2.2. Sở Tài chính
- Căn cứ vào kế hoạch được
phê duyệt và tình hình diễn biến dịch, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch
kinh phí mua thuốc, hóa chất, vật tư chuyên dụng, trang bị phòng hộ, trang thiết
bị y tế..., trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt bổ sung, đảm bảo cho công tác
phòng chống dịch khẩn cấp.
- Chỉ đạo các phòng Tài
chính huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch
và cấp kinh phí dự phòng hàng năm cho công tác phòng chống dịch tại các địa
phương theo phân cấp quản lý.
2.3. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các đơn vị trong
ngành phối hợp với ngành y tế thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo và kiểm tra các địa
phương theo sự phân công của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên người cấp
tỉnh.
- Chủ động lập kế hoạch và
phối hợp đề xuất với các ngành có liên quan trong công tác phòng, chống dịch.
- Đẩy mạnh việc thực hiện
chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường để nâng tỷ lệ người dân dùng nước hợp
vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt.
2.4. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
- Đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện
đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong công tác phòng chống dịch. Chỉ đạo các huyện, thị, thành phố giảm bớt các
hoạt động lễ hội, tập trung đông người, hạn chế nguy cơ bùng phát dịch khi có dịch
xảy ra.
- Giám sát chặt chẽ du khách
nghỉ tại các khách sạn và nhân viên làm việc trong các cơ sở du lịch của tỉnh;
nếu nghi ngờ ca bệnh, có trách nhiệm báo ngay cho các cơ sở y tế gần nhất để phối
hợp xử lý.
- Thực hiện tốt việc đăng ký
tờ khai sức khỏe theo mẫu của Bộ Y tế cho các khách vào tham quan du lịch tại
Thanh Hóa.
2.5. Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Phối hợp với ngành Y tế
triển khai công tác tập huấn cho cán bộ giáo viên về công tác phòng chống dịch.
Tổ chức huy động học sinh tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, tăng
cường tuyên truyền cho học sinh về công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh
cá nhân tại gia đình và cộng đồng.
- Kiểm tra và chấn chỉnh việc
thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế về công tác y tế trường
học.
2.6. Sở Thông tin và
Truyền thông
- Hướng dẫn các cơ quan báo
chí trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền
công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa.
- Tuyên truyền chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
2.7. Sở Giao thông - Vận
tải
- Công tác tuyên truyền:
+ Phối hợp với các cơ quan
chuyên ngành tuyên truyền cho các đơn vị trong ngành quản lý về cách phòng chống
dịch.
+ Chỉ đạo các đơn vị có
phương tiện vận tải tham gia giao thông qua vùng có dịch chấp hành triệt để các
quy định và yêu cầu về phòng, chống dịch.
- Công tác triển khai: Chủ động
lập kế hoạch, phối hợp với các ngành có liên quan, tiến hành kiểm soát chặt chẽ
và tẩy uế, khử trùng các phương tiện vận tải lưu thông qua vùng có dịch.
2.8. Công an tỉnh
Chỉ đạo các đơn vị trong
ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tốt, đảm bảo cho cán bộ chiến sĩ
hoàn thành nhiệm vụ được giao, tham gia giám sát dịch bệnh thông qua việc theo
dõi các hoạt động của khách nước ngoài đến làm việc trong tỉnh. Chỉ đạo các địa
phương trên địa bàn được Ban Chỉ đạo phân công. Xây dựng phương án đảm bảo an
ninh, trật tự trong các tình huống bùng phát dịch và dịch lây lan rộng trong cộng
đồng.
2.9. Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Phối hợp với cơ quan kiểm
dịch y tế và cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu giám sát chặt chẽ việc xuất nhập
cảnh đối với người, phương tiện và hàng hóa qua cửa khẩu.
- Thực hiện tốt công tác phối
hợp quân - dân y trong công tác phòng, chống dịch.
- Chủ động xây dựng kế hoạch
đảm bảo sức khỏe phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ chiến sĩ trong toàn lực lượng.
2.10. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
- Kiện toàn và nâng cao hiệu
quả hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương, xây dựng triển khai kế
hoạch phòng, chống dịch chi tiết.
- Thường xuyên nắm bắt tình
hình và báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh các diễn biến dịch bệnh, đề xuất các khó
khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế
trên địa bàn phối hợp với các đơn vị chức năng để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế để sẵn sàng thu dung, cách ly, điều
trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra.
2.11. Đề nghị Ủy ban
MTTQ tỉnh và các tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh
- Tuyên truyền nâng cao nhận
thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tác dụng
của việc bảo đảm vệ sinh môi trường đối với sức khỏe của con người; chủ động
phòng, chống dịch bệnh góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
- Lồng ghép qua các hoạt động
của tổ chức mình để tuyên truyền, phổ biến cách phát hiện, xử lý ban đầu các
trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và triển khai công tác phòng dịch cộng đồng.
- Phối hợp với ngành Y tế tập
huấn cho các hội viên về công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.
Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế
hoạch; duy trì nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động phòng,
chống dịch về Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh trên người của tỉnh qua Sở Y tế
(Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ
Y tế theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|