Kế hoạch 05-KH/BCSĐ năm 2016 thực hiện kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan do Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 05-KH/BCSĐ
Ngày ban hành 29/11/2016
Ngày có hiệu lực 29/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính
Người ký Đinh Tiến Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ TÀI CHÍNH
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 05-KH/BCSĐ

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC THUẾ, HẢI QUAN

Ngày 02/11/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có Thông báo số 150-TB/UBKTTW về kết quả kiểm tra chuyên đề công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Để triển khai thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1 - Mục đích

- Kế hoạch nhằm triển khai thực kiện đúng, đầy đủ và có hiệu quả những nội dung kết luận, kiến nghị tại Thông báo số 150-TB/UBKTTW ngày 02/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khắc phục những tồn tại, hạn chế và xử lý những vi phạm trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng trong lĩnh vực thuế, hải quan, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong toàn ngành Tài chính.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong công tác đấu tranh PCTN; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi tham nhũng, tăng cường kỷ cương pháp luật.

2 - Yêu cầu

- Các cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ đề cao trách nhiệm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các nội dung kết luận, kiến nghị trong Thông báo số 150-TB/UBKTTW ngày 02/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công tại Kế hoạch này.

- Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, tiến độ đề ra; tích cực trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị để triển khai thực hiện kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đạt hiệu quả.

- Xác định rõ trách nhiệm của các cán bộ, công chức có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Thông báo số 150-TB/UBKTTW ngày 02/11/2016 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, để có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ

1 - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác PCTN tại cơ quan, đơn vị mình; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về PCTN; các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tài chính về công tác PCTN; sau các cuộc họp định kỳ phải ghi sổ đầy đủ, ban hành kết luận hoặc nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác PCTN cũng như định hướng việc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế, hải quan; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng.

2 - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, bố trí thời gian thỏa đáng để lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên về công tác PCTN; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện kế hoạch công tác về PCTN; thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo quy định và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3 - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tài chính, trọng tâm đối với lĩnh vực thuế, hải quan, đảm bảo đúng tiến độ, đầy đủ, rõ ràng nhằm hạn chế việc lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, chính sách làm thất thu ngân sách nhà nước; khắc phục ngay tình trạng ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích chưa đúng văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng và công khai, minh bạch công tác hướng dẫn, giải thích, trả lời phản ánh, kiến nghị về chính sách, chế độ của cơ quan thuế các cấp; phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng để hướng dẫn, giải thích về chế độ, chính sách.

4 - Chấp hành, tổ chức thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế, hải quan:

4.1 - Tổng cục Thuế: đẩy mạnh công tác xây dựng dự toán thu nội địa của ngân sách địa phương sát với thực tế; tuân thủ chặt chẽ quy trình thanh tra, kiểm tra; việc xây dựng, thẩm định phê duyệt, hủy bỏ kế hoạch, quyết định thanh tra, kiểm tra phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý thuế, hoàn thiện các quy định, quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm bảo chặt chẽ, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm. Việc hoàn thuế GTGT, miễn, giảm, gia hạn, quản lý nợ thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh công tác kiểm tra sau hoàn thuế để đáp ứng được yêu cầu quản lý, thu ngân sách.

Chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Ngân sách nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan rà soát, báo cáo, giải trình trách nhiệm trong thời gian dài ghi thu - ghi chi phần lãi nước chủ nhà tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2006-2011 cao hơn dự toán Quốc hội phê duyệt 19.311,1/7.815,5 tỷ đồng, không báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4.2 - Tổng cục Hải quan: rà soát, kiểm tra việc tính thuế đối với một số loại xe ô tô có giá trị cao nhập khẩu bao gồm cả giai đoạn từ năm 2015 trở về trước theo dạng quà biếu, quà tặng để phát hiện kịp thời hành vi gian lận, trốn thuế, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước; tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; tăng cường kiểm tra sau thông quan đối với các lĩnh vực, loại hình có rủi ro lớn như trị giá hải quan, tạm nhập tái xuất, khu kinh tế thương mại, xuất xứ hàng hóa...; tổ chức theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra sau thông quan; rà soát, khắc phục ngay việc lập biên bản, quyết định xử lý vi phạm chưa chính xác, chưa đúng quy định.

5 - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy trình, thủ tục quản lý và hệ thống khai báo hải quan; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quản lý thuế, hải quan và giữa các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành.

6 - Rà soát lại, có phương án cụ thể để bố trí người đứng đầu cơ quan thuế, hải quan cấp tỉnh, thành phố theo đúng Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển vị trí công tác theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ; đẩy nhanh việc kiện toàn chức danh cán bộ chủ chốt tại một số cơ quan thuế, hải quan.

7 - Xử lý nghiêm, đúng quy định đối với một số trường hợp của cơ quan, công chức thuế, hải quan có khuyết điểm, vi phạm; thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm, khuyết điểm. Đối với những đối tượng người nộp thuế và cả cán bộ thuế, hải quan vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, phải xem xét, đánh giá mức độ vi phạm để chuyển sang các cơ quan điều tra để xử lý hình sự khi có đủ căn cứ.

Thực hiện xử lý trách nhiệm ngươi đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý theo đúng quy định của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thuế, hải quan với các cơ quan công an trong xử lý hành vi vi phạm, tham nhũng để có biện pháp xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, kéo dài.

8 - Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập; phải xác minh, làm rõ, xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức có hành vi liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Hàng năm phải rà soát, lập đầy đủ danh sách cán bộ công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, có cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; kịp thời uốn nắn, khắc phục tình trạng một số cán bộ công chức vi phạm quy trình nghiệp vụ, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp phải xử lý kỷ luật.

9 - Tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được giao, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện mua sắm trang thiết bị, xây dựng trụ sở làm việc theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

10 - Tăng cường công tác quản lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; cơ quan hải quan, thuế phải thực hiện đúng quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được ban hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời tự phát hiện hành vi tham nhũng trong nội bộ.

11 - Thực hiện nghiêm các nội dung kết luận, kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với Bộ Tài chính, cụ thể:

[...]