Kế hoạch 04/KH-UBND về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 04/KH-UBND
Ngày ban hành 06/01/2024
Ngày có hiệu lực 06/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/KH-UBND

Lào Cai, ngày 06 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG , TIÊU CỰC NĂM 2024

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐCP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Văn bản số 2354/TTCP-KHTH ngày 23/10/2023 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024; Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) năm 2024 với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong công tác PCTN, TC; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; tự giác chấp hành nghiêm túc và thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về PCTN, TC, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCTN, TC, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy về PCTN,TC; thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, TC; trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng; việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, TC gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về PCTN, TC nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, hiệu quả công tác PCTN, TC của các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội trong đấu tranh PCTN, TC. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, nhằm phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng và kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Triển khai thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh theo dõi, chỉ đạo, dư luận xã hội quan tâm; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định; triệt để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đ oạt; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTN, TC.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quà trong công tác PCTN, TC trên địa bàn tỉnh.

- Công tác PCTN, TC của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện cụ thể.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về PCTN, TC; các quy định của pháp luật về PCTN, TC; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường công tác phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; chỉ đạo triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác PCTN, TC theo quy định.

- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao năng lực, đổi mới cách thức, phương pháp chỉ đạo, điều hành để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm với nhiệm vụ được giao.

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; các quy định của pháp luật về PCTN. Thực hiện nghiêm Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

- Khuyến khích người đứng đầu phát hiện tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành, lĩnh vực phụ trách qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát nhằm chống tâm lý ngại trách nhiệm, che dấu sai phạm để tránh ảnh hưởng đến trách nhiệm của người đứng đầu, đến thành tích chung của cơ quan, đơn vị.

- Hàng năm, lấy kết quả công tác PCTN, TC để làm tiêu chí trong việc bình xét thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị, địa phương; cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng và Nhà nước về công tác PCTN, TC theo quy định.

2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về PCTN, TC

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, TC; kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực đặc biệt trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, tài chính, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, xây dựng, y tế, giáo dục…

- Bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về PCTN, TC; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, bộ phận có chức năng, nhiệm vụ PCTN, TC; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác PCTN, TC đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được giao.

* Lưu ý: Để có tài liệu minh chứng đánh giá công tác PCTN năm 2024 các cơ quan, đơn vị phải xây dựng các kế hoạch và có báo cáo kết quả thực hiện như sau: (1)Kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN,TC; (2) Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN,TC; (3) Kế hoạch kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN,TC; (4) Có báo cáo cho mỗi kế hoạch hoặc mỗi kế hoạch báo cáo thành một Mục trong Báo cáo PCTN,TC năm.

3. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, TC

- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương; các quy định của pháp luật về PCTN, TC; từng bước đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, TC cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về PCTN, TC, nhất là các văn bản mới ban hành, trọng tâm là: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132- QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT -TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 27- CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 10/CT - TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kết luận số 05-CT/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50- CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về một số nội dung về công tác PCTN, tiêu cực; Công văn số 890/TTg-V.I ngày 03/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới; Triển khai thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.

- Về hình thức tuyên truyền: Tổ chức các hình thức truyền thống như thông qua báo, đài, trang thông tin điện tử, tổ chức hội nghi, cuộc thi trực tuyến kết hợp với một số hình thức tuyên truyền khác cho phù hợp…, khuyến khích việc sáng tạo trong công tác tuyền truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.

- Về đối tượng tuyên truyền: Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và nhân dân trong tỉnh.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ