Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 375/QĐ-TTg về Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 01/KH-UBND
Ngày ban hành 06/01/2014
Ngày có hiệu lực 06/01/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 375/QĐ-TTG NGÀY 01/3/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đến năm 2020; Kế hoạch số 2228/KH-BNN-TCTS ngày 04/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chinh phủ về tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014-2020, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội, khai thác tốt tiềm năng về lao động và nguồn lợi biển để tập trung phát triển mạnh nghề khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân vùng ven biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

- Thực hiện việc tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường, nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân, đồng thời hướng đến phát triển nghề khai thác hải sản hiệu quả và bền vững.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển tỉnh Thanh Hóa

2. Yêu cầu

- Các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và thành phố Thanh Hóa, tuyên truyền, phổ biến nội dung Quyết định số 375/QĐ-TTg đến các phòng, ban, đơn vị có liên quan thuộc quyền quản lý; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của kế hoạch.

- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề khai thác hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế thủy sản của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giai đoạn từ 2014 - 2015:

- Đến năm 2015, 70% tàu cá khai thác, tàu dịch vụ hoạt động ở vùng khơi, vùng biển cả tham gia Tổ đoàn kết trên biển và được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Quản lý được khoảng 40% tàu cá khai thác trên các vùng biển hoạt động đúng vùng khai thác theo quy định.

- Giảm số tàu cá có công suất dưới 20cv khai thác vùng biển ven bờ xuống còn 70% tổng số tàu cá toàn tỉnh; giảm số tàu làm nghề lưới kéo xuống dưới 12% tổng số tàu cá khai thác hải sản.

- Tăng số tàu cá có công suất từ 20cv trở lên khai thác vùng lộng và vùng khơi lên 30% tổng số tàu cá toàn tỉnh.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác xuống dưới 15%.

- Giảm 50% số tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển so với năm 2011.

2. Giai đoạn từ 2016 - 2020:

- Đến năm 2020, 100% tàu cá khai thác, tàu dịch vụ hoạt động ở vùng khơi, vùng biển cả tham gia Tổ đoàn kết trên biển; 50% tàu cá khai thác ở vùng lộng tham gia Tổ đoàn kết trên biển; 90% tàu cá khai thác ở vùng khơi, vùng biển cả được tổ chức sản xuất theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên ngư trường.

- Quản lý được khoảng 100% tàu cá khai thác trên các vùng biển hoạt động đúng vùng khai thác theo quy định.

- Giảm số tàu cá có công suất dưới 20cv khai thác vùng biển ven bờ xuống còn 60% tổng số tàu cá toàn tỉnh.

- Tăng số tàu cá có công suất từ 20cv trở lên khai thác vùng lộng và vùng khơi lên 35% tổng số tàu cá toàn tỉnh.

- Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác xuống dưới 10%.

- Giảm 75% số tàu cá bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro trên biển so với năm 2011.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1. Tổ chức lại sản xuất tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

[...]