Hướng dẫn liên ngành 16/HD/VKSTC-BCA-TATC năm 2008 thực hiện Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan trong hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 16/HD/VKSTC-BCA-TATC
Ngày ban hành 24/07/2008
Ngày có hiệu lực 24/07/2008
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Đặng Quang Phương,Khuất Văn Nga,Lê Thế Tiệm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
-------

Số: 16/HD/VKSTC-BCA-TATC

Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2008

 

HƯỚNG DẪN LIÊN NGÀNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2008/NQ-QH12 NGÀY 29/5/2008 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH CÓ LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG.

Để thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan trong hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn như sau:

1. Yêu cầu chung

Hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng trong phạm vi điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan phải bảo đảm tuân thủ các yêu cầu chung sau đây:

a) Tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;

b) Hoạt động bình thường, ổn định, liên tục, không để xảy ra xáo trộn, không làm gián đoạn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;

c) Đáp ứng các mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nhiệm vụ hoạt động tố tụng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Về tiến hành kiểm kê công tác chuyên môn.

Các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc phải tiến hành kiểm kê công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ đang thực hiện, bao gồm: Các lĩnh vực hình sự, hành chính và các việc khác theo quy định của Pháp luật, không để sót, lọt vụ án, vụ việc. Vịêc kiểm kê công tác chuyên môn nghiệp vụ để xử lý theo các mục 5,6 của Hướng dẫn này.

Việc kiểm kê công tác chuyên môn của các cơ quan tiến hành tố tụng phải kết thúc trước ngày 01/08/2008.

3. Về tên gọi và con dấu của cơ quan tiến hành tố tụng

a) Từ ngày 01/08/2008, tên gọi và con dấu của Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội vẫn giữ nguyên.

b) Từ ngày 01/08/2008, tên gọi và con dấu của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tây, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tây, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp huyên thuộc tỉnh Hà Tây; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mê Linh, Viện kiểm sát nhân dân huyện Mê Linh, Toà án nhân dân huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc không còn giá trị sử dụng. Tên gọi và con dấu của các cơ quan này được thay bằng tên gọi và con dấu mới phù hợp với địa danh hành chính mới thuộc thành phố Hà Nội. Việc thu hồi, xử lý con dấu không còn giá trị sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hiệu lực thi hành của các lệnh, quyết định và giá trị sử dụng của văn bản tố tụng.

Các lệnh, quyết định, thủ tục tố tụng, văn bản của các cơ quan tiến hành tố tụng đã ban hành, thu thập trước ngày 01/08/2008 đang có hiệu lực pháp luật thì tiếp tục có hiệu lực thi hành và giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

5. Xử lý đối với các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vịêc khác theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là vụ án, vụ việc) thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội

a) Vụ án, vụ vịêc đang được các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Tây giải quyết mà chưa thể kết thúc trước 0 giờ ngày 01/08/2008, thì từ 0 giờ ngày 01/08/2008 tiếp tục được các cơ quan tiến hành tố tụng tương ứng của thành phố Hà Nội giải quyết theo quy định của pháp luật.

b) Vụ án, vụ việc phát sinh từ 0 giờ ngày 01/08/2008 thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Hà Nội và các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội được giải quyết theo quy định của pháp luật.

6. Xử lý đối với các vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

a) Vụ án, vụ việc đang được các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết mà chưa thể kết thúc trước 0 giờ ngày 01/8/2008 thì từ 0 giờ ngày 01/8/2008 tiếp tục đ­ược các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Mê Linh, thuộc thành phố Hà Nội giải quyết theo quy định của pháp luật.

b) Vụ án, vụ việc đã được Tòa án nhân dân huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm mà có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc có khiếu nại, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mà trước 0 giờ ngày 01/8/2008 Tòa án tỉnh Vĩnh Phúc đã thụ lý thì Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp trước 0 giờ ngày 01/8/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chưa thụ lý theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì 0 giờ ngày 01/8/2008 thuộc quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

c) Vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc đang thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh Vĩnh Phúc mà chưa thể kết thúc trước 0 giờ ngày 01/8/2008 thì giải quyết như sau:

- Nếu vụ án đang ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra công an tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục điều tra cho đến khi kết thúc điều tra, chuyển kết luận điều tra và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi nhận được kết luận điều tra và hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra công an tỉnh chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để quyết định việc truy tố theo thẩm quyền.

- Nếu vụ án đang ở giai đoạn truy tố, thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm hoàn thành thủ tục truy tố. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định truy tố bị can thì Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ vụ án và cáo trạng đến Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản cáo trạng do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chuyển đến, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm chuyển cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử theo thẩm quyền.

- Nếu vụ án, vụ việc mà Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thụ lý thì Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tiến hành xét xử.

- Cùng với việc chuyển giao hồ sơ vụ án, vụ việc theo hướng dẫn trên, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm chuyển đầy đủ các khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, công dân liên quan đến vụ án, vụ việc đến các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của thành phố Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

7. Xử lý đối với vụ án, vụ việc xảy ra trên địa bàn các xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

[...]