Hướng dẫn 330/NVĐP năm 1996 về danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành
Số hiệu | 330/NVĐP |
Ngày ban hành | 02/08/1996 |
Ngày có hiệu lực | 02/08/1996 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Cục Lưu trữ Nhà nước |
Người ký | Dương Văn Khảm |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
CỤC
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 330/NVĐP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1996 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia năm 1982; để giúp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các tỉnh) quản lý tốt công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong phạm vi tỉnh, Cục Lưu trữ Nhà nước ban hành bản Danh mục mẫu các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh (Phụ lục) và hướng dẫn một số điểm sau đây:
1. Mục tiêu của bản Danh mục mẫu.
Danh mục mẫu các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh nhằm hướng dẫn các tỉnh lựa chọn các cơ quan có tài liệu lưu trữ cần giao nộp vào bảo quản cố định ở Lưu trữ tỉnh.
Các cơ quan có tên trong Danh mục mẫu của tỉnh là đối tượng quản lý trực tiếp của tỉnh về công tác lưu trữ. Lưu trữ tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý tài liệu của các cơ quan này để thu thập được đầy đủ tài liệu lưu trữ có giá trị, phản ánh trọn vẹn các mặt hoạt động của tỉnh vào bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả cho tỉnh và cho xã hội. Phạm vi áp dụng của Danh mục trong thời hạn khoảng 10 năm. Sau đó Cục Lưu trữ Nhà nước sẽ có hướng dẫn bổ sung thêm các cơ quan khác là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh.
2. Hướng dẫn xây dựng Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ của tỉnh.
Căn cứ vào Danh mục mẫu, mỗi tỉnh cần xây dựng Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ của tỉnh mình cho phù hợp với đặc điểm của địa phương. Ví dụ: so với Danh mục mẫu, nhiều tỉnh không có tên một số cơ quan như Sở Nhà đất, Sở Kinh tế đối ngoại, Hải quan, Cục Kiểm lâm, v.v.; hoặc có tên một số cơ quan được gộp vào, tách ra như Sở Tài chính - Vật giá, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao, v.v.; hoặc có tỉnh quản lý trực tiếp một số đơn vị kinh doanh như Ban quản lý thị trường, Ban quản lý các khu công nghiệp chế xuất, các Công ty, v.v... Như vậy, Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh, trước mắt là những cơ quan quản lý ngành của tỉnh hoặc trực thuộc UBND tỉnh. Các tỉnh cần lựa chọn các cơ quan đưa vào Danh mục như yêu cầu lựa chọn tài liệu vào bảo quản và sử dụng mà nếu thiếu tài liệu đó sẽ mất đi phương tiện nghiên cứu về một lĩnh vực riêng biệt.
3. Hướng dẫn ban hành Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh.
Danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ tỉnh là văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy của tỉnh, bắt buộc phải được thực hiện. Vì vậy văn bản này cần được ban hành kèm theo Quyết định của UBND tỉnh, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký.
Đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai văn bản này ngay sau khi nhận được. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Cục Lưu trữ Nhà nước theo địa chỉ: C88 - Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội. Điện thoại 8327007.
|
CỤC
TRƯỞNG CỤC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC |
MẪU CÁC CƠ QUAN LÀ NGUỒN NỘP LƯU TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ TỈNH
(Ban hành kèm theo Văn bản số 330/NVĐP ngày 02-08-1996 của Cục Lưu trữ Nhà nước)
1. Hội đồng nhân dân
2. Uỷ ban nhân dân
3. Viện Kiểm sát nhân dân
4. Toà án nhân dân
5. Sở Tư pháp
6. Công chứng tỉnh
7. Thanh tra tỉnh
9. Trường Hành chính (hoặc Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hoặc Trường Chính trị).
10. Sở Kế hoạch và đầu tư
11. Cục Thống kê