Hướng dẫn 23/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 23/HD-VKSTC
Ngày ban hành 22/04/2021
Ngày có hiệu lực 22/04/2021
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Đức Thái
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/HD-VKSTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 

HƯỚNG DẪN

KIỂM SÁT BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Để thực hiện thống nhất, hiệu quả công tác kiểm sát biên bản phiên tòa các vụ án hình sự, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đồng thời góp phần nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp về công tác kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thông qua kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động xét xử của Tòa án để làm tốt nhiệm vụ kiến nghị, kháng nghị theo thẩm quyền; không để xảy ra trường hợp biên bản phiên tòa phản ánh không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục, diễn biến phiên tòa, hoạt động xét xử có vi phạm về thủ tục tố tụng nhưng không được phát hiện hoặc chậm phát hiện để kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm.

2. Thông báo rút kinh nghiệm trong Ngành về những vi phạm, thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kim sát các cấp, góp phần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành.

3. Đề cao trách nhiệm của Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị giải quyết án hình sự trong chỉ đạo Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự thực hiện nhiệm vụ, ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa làm cơ sở để đối chiếu khi kiểm sát biên bản phiên tòa; kiểm sát 100% biên bản phiên tòa khi thực hành quyền công tố và kim sát xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình.

II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG KIỂM SÁT BIÊN BẢN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

1. Yêu cầu kiểm tra biên bản phiên tòa hình sự

Biên bản phiên tòa phải được lập tại phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 258 Bộ luật hình sự. Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phải ký ngay sau khi kết thúc phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự phải kiểm sát biên bản phiên tòa theo quy định tại Điều 42, Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 29 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong trường hợp vì lý do khách quan, biên bản phiên tòa chưa hoàn thành và chưa được Chủ tọa, Thư ký phiên tòa ký, thì sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phải kiểm sát biên bản phiên tòa theo quy định trên.

Khi phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục, diễn biến quá trình xét xử vụ án theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự, thì tùy từng mức độ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc xét xử vụ án, Kiểm sát viên yêu cầu Thư ký Tòa án sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Chủ tọa và Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa cho đúng với thực tế diễn biến phiên tòa, thì Kiểm sát viên lập biên bản, yêu cầu Chủ tọa, Thư ký ký vào biên bản, đồng thời nêu rõ lý do của việc không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa theo yêu cầu của Kiểm sát viên. Nếu sau khi lập biên bản về việc Chủ tọa, Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa nhưng Chủ tọa, Thư ký không ký vào biên bản đó và không nêu rõ lý do, thì Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để xem xét thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự

2.1. Kim sát hình thức của biên bản phiên tòa hình sự

Kiểm sát viên căn cứ vào thực tế thời gian, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, để xác định hình thức, bố cục biên bản phiên tòa có phản ánh đúng trình tự các thủ tục của phiên tòa và có được ghi theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự không; xác định biên bản phiên tòa có được lập theo đúng thể thức văn bản tố tụng và quy định của pháp luật về xác lập biên bản phiên tòa không.

2.2. Kiểm sát nội dung của biên bản phiên tòa

a. Về người tiến hành tố tụng

Kiểm sát viên đối chiếu những người tiến hành tố tụng có đúng theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án về thành phần Hội đồng xét xử, tư cách tiến hành tố tụng không, có được thể hiện đầy đủ trong biên bản phiên tòa không. Trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại các Điều 52, 53, 54 Bộ luật tố tụng hình sự có được nêu rõ trong biên bản phiên tòa không. Các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng có đảm bảo đủ các điều kiện pháp luật quy định không.

b. Về người tham gia tố tụng

Khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải xác định người tham gia tố tụng có đúng với danh sách triệu tập của Hội đồng xét xử không; việc Tòa án xác định tư cách những người tham gia tố tụng có đúng quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự không; có sự tham gia tố tụng của người bào chữa trong trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc không. Khi kim sát biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát kỹ nội dung này trên cơ sở đối chiếu những đặc điểm thực tế của chủ ththam gia tố tụng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác định tư cách pháp lý tham gia tố tụng của họ; đồng thời, căn cứ vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử để xác định tư cách, sự có mặt hay vắng mặt của người tham gia tố tụng có được phản ánh đầy đủ trong biên bản phiên tòa không.

Đối với những vụ án có bị cáo thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, sự có mặt hay vắng mặt của người bào chữa có được thể hiện rõ trong biên bản phiên tòa không.

c. Về thủ tục bắt đầu phiên tòa

Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên căn cứ vào thực tế thủ tục này đã diễn ra và bút ký phiên tòa để xác định biên bản phiên tòa có được ghi đầy đủ theo trình tự các thủ tục, ý kiến hoặc đề nghị của những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có được phản ánh đầy đủ, khách quan không, cụ thể:

Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, báo cáo của Thư ký Tòa án đối với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng.

Việc xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.

Việc xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp có yêu cu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra để xem xét; trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe cần hoãn phiên tòa; trường hợp cách ly người làm chứng và người tham gia tố tụng khác.

d. Về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

[...]