Hướng dẫn 22/HD-LĐLĐ năm 2022 thực hiện Quyết định 2214/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022-2026 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 22/HD-LĐLĐ
Ngày ban hành 14/12/2022
Ngày có hiệu lực 14/12/2022
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Huy Khánh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TP HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/HD-LĐLĐ

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2214/QĐ-TTG NGÀY 28/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2022 - 2026

Thực hiện Hướng dẫn số 58/HDTLĐ ngày 10/5/2022 của Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026; Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 05/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2026, Liên đoàn Lao động Thành phố hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Tiếp tục phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2022 - 2026 có chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực; tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bn sắc dân tộc, gắn với thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, phát triển phong trào sâu rộng, bền vững, từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, góp phần ổn định xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục giữ vững, phát huy những thành tích đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai các nội dung nhằm cụ thể hóa Quyết định số 2214/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng mô hình “Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ Thủ đô, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua do Công đoàn phát động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ); đẩy mạnh các hoạt động chỉ đạo, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất; góp phần triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát huy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi, kinh doanh đúng pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và nâng cao đời sống văn hóa của công nhân lao động.

2. Chỉ tiêu: Đạt tỷ lệ 70 - 73% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận danh hiệu văn hóa hàng năm tính trên tổng số đăng ký.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

- Tuyên truyền, giáo dục CB, CC, VC, NLĐ chủ động rèn luyện đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm; chú trọng về văn hóa và kỹ năng ứng xử xã hội văn minh, hiện đại, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ, nhằm hoàn thiện nhân cách con người, bản chất giai cấp công nhân trong thời đại mới.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật tại nơi làm việc, nhất là pháp luật lao động, pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, các quy định, chuẩn mực về văn hóa công sở, văn hóa công vụ và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tính gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cá nhân tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong cộng đồng xã hội.

- Xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng; lan tỏa mạnh mẽ các nội dung lành mạnh, tích cực, “thông tin tốt, câu chuyện đẹp”, đẩy lùi thông tin tiêu cực, tin xấu, độc. Xây dựng các sản phẩm văn hóa phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, có tính tích cực dành cho CB, CC, VC, NLĐ trên không gian mạng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên không gian mạng.

- Xây dựng đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh an toàn ở địa bàn dân cư; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn về văn hóa; xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng; giáo dục truyền thống gia đình, nếp sống văn hóa và chuẩn mực ứng xử cho CB, CC, VC, NLĐ. Nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

- Khai thác, phát huy tối đa, hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có; thực hiện việc nâng cấp, xây mới các công trình phù hợp với khả năng, điều kiện phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của CB, CC, VC, NLĐ.

- Phát triển đa dạng các loại hình, câu lạc bộ về văn hóa, thể thao cơ sở. Duy trì, phát triển và đổi mới nội dung các liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ phong trào thể dục, thể thao quần chúng trong CB, CC, VC, NLĐ theo hướng thiết thực, hiệu quả.

2. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua

- Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động do tổ chức Công đoàn phát động: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Tham mưu gii, phục vụ tốt”, “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn vệ sinh lao động”, “Cán bộ công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”, “Toàn dân rèn luyện thân ththeo gương Bác Hồ vĩ đại”,... Nâng cao chất lượng các chuyên đề thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn vệ sinh lao động”, “Văn hóa, th thao”, Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

- Xác định phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là một trong những phong trào nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân, viên chức, lao động; là cơ sở để Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đánh giá phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, là căn cứ để xét tặng các doanh hiệu thi đua của Chuyên đề “Văn hóa, Thể thao”“Công đoàn vững mạnh”.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư, gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

IV. XÂY DỰNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA

1. Đối tượng áp dụng

- Đối tượng được xét tặng danh hiệu là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tổ chức công đoàn cấp cơ sở trở lên thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

- Riêng đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Công đoàn ngành Trung ương, Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trụ sở tại thành phố Hà Nội thực hiện theo hướng dẫn của Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các quy định của lực lượng vũ trang.

2. Nguyên tắc thực hiện

- Công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chỉ áp dụng với những trường hợp có đăng ký thi đua.

[...]