Hướng dẫn 173-HD/BTGTW về công tác văn hóa, văn nghệ năm 2021 do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành

Số hiệu 173-HD/BTGTW
Ngày ban hành 01/02/2021
Ngày có hiệu lực 01/02/2021
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Tuyên giáo Trung ương
Người ký Lê Mạnh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 173-HD/BTGTW

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2021

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC VĂN HÓA - VĂN NGHỆ NĂM 2021

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chương trình công tác năm 2021, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai công tác văn hóa - văn nghệ năm 2021 với những nội dung trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Giúp các địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ; tổ chức tốt các hoạt động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

2. Thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ, góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, an toàn; bảo đảm đúng với các quy định hiện hành và phù hợp với nếp sống văn minh, thuần phong mỹ tục của dân tộc; thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19; có phương án, kịch bản đáp ứng kịp thời khi dịch bệnh xảy ra, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ

Các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và các văn bản của Đảng liên quan đến công tác văn hóa - văn nghệ. Trước mắt, cần tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ được nêu trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chủ động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kiên quyết đấu tranh phản bác các nhận thức, luận điệu sai trái, tạo dựng niềm tin của Nhân dân đối với quan điểm, chủ trương, đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng.

Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường mở các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức viết bài, xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá về những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng con người Việt Nam. Chú trọng phát hiện, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn, biểu dương các gương điển hình trong việc thực hiện hiệu quả nội dung xây dựng và phát triển văn hóa, con người; đồng thời phê phán các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ

Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa - văn nghệ, nhất là các hoạt động quan trọng được xã hội quan tâm. Một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận cần tăng cường triển khai giám sát trong năm 2021:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp bám sát Hướng dẫn số 159-HD/BTGTW, ngày 11/11/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương và các công việc trọng tâm để hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kết luận số 51-KL/TW, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; lễ hội”; Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”; Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp theo nội dung hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương tại các báo cáo sơ kết Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); tổng kết Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X).

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc ngành văn hóa, các cơ quan, đơn vị văn hóa, nghệ thuật, các hội văn học nghệ thuật đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tiếp tục phát động văn nghệ sĩ hưởng ứng sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

3. Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ

3.1. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ mừng Xuân Tân Sửu 2021

- Chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ mừng Xuân Tân Sửu 2021. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị để tổ chức tốt các hoạt động, đảm bảo chất lượng, phong phú, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc và thị hiếu của thời đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của Nhân dân. Ưu tiên các hoạt động văn hóa vui Xuân, trải nghiệm, các chương trình biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ vùng biên giới, hải đo, vùng căn cứ cách mạng, chiến khu xưa, vùng sâu, vùng xa, cách biệt giao thông đi lại và chương trình chuyên biệt dành cho thiếu nhi.

- Có kế hoạch cụ thể cho việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, trước hết là các gia đình chính sách, hộ người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh vùng biên giới, hải đảo; công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất,... bảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui Tết, đón Xuân.

- Tổ chức chu đáo việc thăm hỏi các gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với đất nước, các bậc lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh; văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và lực lượng khác làm nhiệm vụ trực Tết, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

- Chủ động nắm chắc tình hình, có phương án xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ. Tăng cường các biện pháp phòng, chống, xử lý vi phạm, lợi dụng dịp Tết để sản xuất, tuyên truyền các sản phẩm phản văn hóa, phi thẩm mỹ, gây hủy hoại đạo đức xã hội.

3.2. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị

- Bám sát các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, các đa phương, cơ quan, đơn vị chủ động xây dng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ phục vụ các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, ngành trong năm 2021, bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả. Một số hoạt động trọng tâm như: Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946 - 06/01/2021); Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2021) gắn với kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/01/1941 - 28/01/2021); 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021); 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 01/5; 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021); 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911- 05/6/2021); Kỷ niệm 60 năm thm họa da cam tại Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021); 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2021); Chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp (nhiệm kỳ 2021 - 2026),... và các hoạt động kỷ niệm năm tròn ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương; kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa.

- Các địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động, bám sát Hướng dẫn số 123-HD/BTGTW, ngày 28/02/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ trước, trong và ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc ln thứ XIII của Đảng phải được thực hiện nghiêm túc, bài bản, chu đáo; có chương trình, kế hoạch cụ thể, khoa học; phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng tổ chức, cá nhân. Tăng cường thẩm định nội dung các chương trình nghệ thuật, chương trình truyền hình trực tiếp, phim, ảnh, băng ghi hình, tư liệu, ấn phẩm sách, báo,... phục vụ Đại hội.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở cần tập trung nguồn lực, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bằng nhiều hình thức khác nhau (tổ chức các chương trình nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, truyền hình thực tế, phát hành các ấn phẩm, phim tài liệu, triển lãm, trưng bày chuyên đề,...). Thông qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ nhằm tuyên truyền, khẳng định tầm vóc, ý nghĩa quan trọng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về những quan điểm, chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng; tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, góp phần thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống.

3.3. Các hoạt động văn hóa trong lễ hội

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 51-KL/TW, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; lễ hội; Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong lễ hội cần thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, bảo đảm các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, an ninh trật tự theo quy định của Chính phủ.

[...]