Hướng dẫn 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN năm 2014 thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN
Ngày ban hành 15/09/2014
Ngày có hiệu lực 15/09/2014
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Thắng,Hoàng Văn Nhân,Nguyễn Thị Hoàng Yến,Phạm Quang Khánh,Trần Văn Lương
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - SỞ TÀI CHÍNH - S K HOẠCH VÀ ĐU TƯ - SỞ XÂY DNG - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1728/HDLN-NN-TC-KHĐT-XD-NHNN

Tuyên Quang, ngày 15 tháng 09 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG.

Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số: 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh); văn bản số 2307/UBND-NLN ngày 29/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang v/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014; Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Liên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Xây dựng - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐƯỢC HỖ TRỢ

1. Đối tượng được hỗ trợ

Hộ gia đình, nhóm hộ gia đình (đối với những hộ vay vốn để nuôi cá tại ao hồ nhỏ theo tiêu chuẩn ViệtGAP), cá nhân (sau đây gọi chung là hộ gia đình), doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây gọi chung là tổ chức) tổ chức sản xuất hàng hóa một số loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo các đề án, kế hoạch sản xuất hàng hóa được phê duyệt, gồm: Đề án phát triển cây cam; Đề án phát triển cây chè đặc sản; Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường; Kế hoạch phát triển đàn trâu sinh sản; Kế hoạch phát triển cá đặc sản nuôi trong lồng trên sông, hồ và mô hình nuôi cá trong ao hồ nhỏ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi là VietGAP).

2. Lĩnh vực sản xuất hàng hóa được hỗ trợ

2.1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn (hỗ trợ lãi suất 01 lần):

a) Cây chè đặc sản (chè đặc sản là các loài: Shan tuyết, Kim tuyên, Phúc vân tiên): Đầu tư trồng mới, đầu tư chăm sóc, đầu tư chế biến sản phẩm.

b) Cây mía: Đầu tư trồng mới.

c) Cây cam sành: Đầu tư xây dựng vườn ươm sản xuất giống; đầu tư xây dựng kho lạnh bảo quản cam quả; đầu tư trồng mới, trồng lại; đầu tư chăm sóc.

d) Con trâu: Đầu tư nuôi trâu sinh sản; đầu tư nuôi trâu đực giống.

đ) Con cá đặc sản (cá đặc sản là các loài: cá Chiên, cá Lăng Chấm, cá Bỗng, cá Dầm Xanh, cá Anh Vũ, cá Tầm): Đầu tư nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; đầu tư nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo tiêu chuẩn VietGAP.

2.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư:

a) Cây chè đặc sản: Hỗ trợ bình tuyển cây đầu dòng; hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống; hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

b) Cây cam sành: Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống; hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

c) Con cá nuôi tại ao, hồ nhỏ: Hỗ trợ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

d) Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.

3. Điều kiện được hỗ trợ, mức cho vay có hỗ trợ lãi suất, mức hỗ trợ, thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay: Theo nội dung tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

II. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CHUNG

1. Các khoản hỗ trợ lãi suất tiền vay, hỗ trợ chi phí đầu tư sản xuất hàng hóa theo cơ chế, chính sách của tỉnh được chi trực tiếp cho các đối tượng được thụ hưởng.

2. Tổ chức, hộ gia đình phải sử dụng vốn vay, vốn hỗ trợ đầu tư đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng quy định của ngân hàng; chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền.

Không hỗ trợ lãi suất tiền vay cho những hộ vay vốn không sử dụng vốn đúng mục đích, có nợ quá hạn phát sinh từ khoản vay, không đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

3. Những nội dung hỗ trợ không nêu trong hướng dẫn này được thực hiện theo các chính sách hiện hành của nhà nước.

4. Trong trường hợp cùng thời gian, một số cây trồng, vật nuôi có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì tổ chức, hộ gia đình được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.

5. Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người vay vốn: trồng mới, chăm sóc chè; mua máy sao chè; đầu tư giống để trồng mới cây mía đường; trồng mới, trồng lại, chăm sóc Cam Sành; chăn nuôi trâu sinh sản, trâu đực giống; nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; nuôi cá tại ao, hồ nhỏ theo VietGAP được thực hiện theo hình thức đồng thời với quá trình đầu tư.

Việc hỗ trợ lãi suất tiền vay cho người vay vốn để đầu tư xây dựng: cơ sở chế biến sản phẩm chè búp tươi; xây dựng vườn ươm giống Cam Sành sạch bệnh; xây dựng kho lạnh để bảo quản quả cam; Hỗ trợ chi phí: bình tuyển cây chè đặc sản đầu dòng; đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản xuất chè đặc sản, Cam Sành, nuôi cá theo VietGAP; xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng, xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp được thực hiện theo hình thức sau đầu tư.

Đối với các khoản hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng công trình: vườn cây chè đặc sản đầu dòng; vườn ươm sản xuất giống cây chè đặc sản; vườn ươm cây giống cây Cam Sành sạch bệnh do huyện Hàm Yên thực hiện, được thực hiện theo các Quy định về Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

[...]