Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 21/2015/QĐ-UBND định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 theo Quyết định 551/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 21/2015/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 07/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Hải
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2015/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DANH MỤC HỖ TRỢ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, MÁY MÓC THIẾT BỊ, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới vào diện đầu tư Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn;

Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 33/TTr-SNN ngày 08/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và danh mục hỗ trợ một số loại cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng:

1.1. Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành, hiện đang sinh sống tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

1.2. Nhóm hộ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng.

2. Phạm vi áp dụng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum được quy định tại Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là vùng dự án) và các quyết định bổ sung xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc hàng năm.

Điều 2. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể:

1. Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người dân nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả, gồm có:

1.1. Bồi dưỡng giảng viên tập huấn, mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/buổi.

1.2. Hỗ trợ tiền lưu trú qua đêm cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 150.000 đồng/người/đêm.

1.3. Hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành không quá 100.000 đồng/người/ngày.

1.4. Hỗ trợ tiền đi, lại cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành theo giá cước giao thông công cộng.

1.5. Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 150.000 đồng/người/ngày.

1.6. Đơn vị tổ chức tập huấn bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. Mức hỗ trợ tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.

1.7. Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.

1.8. Hỗ trợ tiền ăn không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người (tổ chức tại xã, phường, thị trấn) và 50.000 đồng/ngày thực học/người (tổ chức tại huyện, thành phố).

1.9. Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, phô tô tài liệu, hội trường cho người dân trong thời gian tập huấn không quá 50.000 đồng/người/ngày.

1.10. Chi phí quản lý lớp học: Tối đa không quá 5% giá trị dự toán nhưng không quá 500.000 đồng/lớp.

[...]