Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 06/HD-VKSTC-V5
Ngày ban hành 18/01/2013
Ngày có hiệu lực 18/01/2013
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Trần Đình Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/HD-VKSTC-V5

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2013

 

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ NĂM 2013

Căn cứ Chỉ thị công tác số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5) hướng dẫn một số nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013, như sau:

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ đó đề ra, năm 2013, Viện kiểm sát các cấp cần quán triệt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Viện kiểm sát các cấp tiếp tục quán triệt để cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức đầy đủ và nắm vững những quy định của BLTTDS, các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật; Quy chế nghiệp vụ và hướng dẫn công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự; hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy do lỗi Kiểm sát viên không làm tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

2. Tăng cường phối hợp giữa các cấp Kiểm sát, các đơn vị hữu quan trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị theo quy định của pháp luật. Phấn đấu nâng cao về số lượng, chất lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm; đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng giải quyết khiếu nại đối với các bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật theo thẩm quyền.

3. Qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật giải quyết các vụ, việc dân sự, Viện kiểm sát các cấp phải tổng hợp đầy đủ về nội dung, tính chất và mức độ vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng; việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng; kết quả Viện kiểm sát, kháng nghị, kiến nghị xử lý để tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Căn cứ thực tế lực lượng biên chế cán bộ, Kiểm sát viên và tình hình thụ lý kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự trong kỳ, Viện kiểm sát các cấp, các đơn vị xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác với các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Kiểm sát các thông báo thụ lý của Tòa án

Kiểm sát chặt chẽ thông báo thụ lý vụ, việc dân sự; thông báo trả lại đơn khởi kiện cho đương sự của Tòa án; trên cơ sở các thông báo thụ lý, phên công cán bộ phân loại, lập phiếu kiểm sát; xác định các vụ án thuộc trường hợp phải tham gia phiên tòa để chủ động báo cáo lãnh đạo Viện cử Kiểm sát viên tham gia theo quy định.

2. Việc tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự

Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp ở các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm thực hiện theo quy định của BLTTDS sửa đổi, Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT ngày 1/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của BLTTDS về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Việc tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa, phiên họp thực hiện theo quy định; Kiểm sát viên phải trực tiếp nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát; trích cứu đầy đủ chứng cứ, tài liệu quan trọng trong hồ sơ; phát hiện các vi phạm về tố tụng, nắm chắc nội dung vụ việc, quan hệ tranh chấp, yêu cầu của đương sự; thực hiện đầy đủ vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp; ghi chép đầy đủ diễn biến giải quyết, quyết định của Hội đồng xét xử và Thẩm phán.

Ngay sau phiên tòa, phiên họp Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị về diễn biến, kết quả kiểm sát tuân theo pháp luật; những kiến nghị, yêu cầu Hội đồng xét xử, Thẩm phán khắc phục vi phạm, kiến nghị được chấp nhận hoặc không được chấp nhận; các trường hợp quan điểm xử lý của Tòa án đối với đề xuất của Viện kiểm sát.

Phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, bước đầu, mỗi đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện tổ chức được từ 2-3 phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án; Viện kiểm sát cấp tỉnh tổ chức ít nhất 01 phiên tòa sơ thẩm, 02 phúc thẩm. Kế hoạch tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm cần cụ thể, chi tiết như: Chọn phiên tòa điển hình (Ví dụ loại tranh chấp khá phổ biến, nhiều đương sự và đa dạng người tham gia tố tụng…); chuẩn bị đề cương hỏi đương sự, người tham gia tố tụng khác; dự kiến tình huống tố tụng và xử lý tình huống tại phiên tòa; bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải có kinh nghiệm, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự; sau mỗi phiên tòa tổ chức rút kinh nghiệm trong đơn vị và Viện kiểm sát cấp tỉnh tổng hợp báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) tổng hợp toàn Ngành.

Qua kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, mỗi Viện kiểm sát cấp tỉnh tăng cường thông báo rút kinh nghiệm đối với những vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm tuyên hủy, sửa cơ bản do lỗi vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng (Phòng 5 có ít nhất 01 thông báo/quý).

Xây dựng các chỉ tiêu cụ thể của Viện kiểm sát các địa phương để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát tuân theo pháp luật và tham gia phiên tòa, phiên họp, nhất là trường hợp các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa cơ bản do Kiểm sát viên không thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm; kháng nghị của Viện kiểm sát không có căn cứ phải rút trước hoặc tại phiên tòa; khỏng nghị có căn cứ nhưng Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không bảo vệ được.

3. Tăng cường kiểm sát các bản án, quyết định; kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự, hành chính; xác định công tác kháng nghị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Phân công cán bộ, Kiểm sát viên mở sổ theo dõi, lập phiếu kiểm sát đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án; khi nhận được bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải trực tiếp kiểm sát, đồng thời, sao gửi ngay quyết định, bản án cho Viện kiểm sỏt cấp phúc thẩm xem xét, kiểm tra. Nhận được các bản án, quyết định chuyển đến, Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải thụ lý, phân công cán bộ nghiên cứu và có quan điểm xử lý đối với bản án, quyết định có vi phạm; định kỳ kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát cấp dưới thực hiện việc gửi bản án, quyết định và phiếu kiểm sát cho Viện kiểm sát cấp trên, bảo đảm mọi bản án, quyết định phải được kiểm tra, kiểm sát và xử lý vi phạm theo pháp luật.

Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của Tòa án đó cú hiệu lực nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật để báo cáo Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định. Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm khi nhận được báo cáo đề nghị khỏng nghị phải nghiên cứu, xem xét toàn diện, chính xác để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.

Lónh đạo Viện kiểm sát các cấp trực tiếp nghe báo cáo và duyệt nội dung kháng nghị; kháng nghị theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị cần được xem xét thận trọng và tuân theo quy định của BLTTDS, Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát cấp phúc thẩm phải báo cáo Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao chỉ đạo.

Phấn đấu nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, trong đó lưu ý một số chỉ tiêu cơ bản (ban hành kèm theo Quyết định số 297/QĐ-VKSTC ngày 13/6/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao), đó là:

- Tổng số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát ở địa phương ngang cấp và trên một cấp chiếm tỷ lệ 20% trở lên trên tổng số bản án, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy.

Số kháng nghị phúc thẩm đó xét xử được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ từ 80%trở lên; kháng nghị giám đốc thẩm đó xét xử, được Tòa án chấp nhận đạt tỷ lệ 85% trở lên.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ