Công văn 5814/VKSTC-V14 năm 2020 giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 5814/VKSTC-V14
Ngày ban hành 25/12/2020
Ngày có hiệu lực 25/12/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Hoàng Thị Quỳnh Chi
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5814/VKSTC-V14
V/v Giải đáp vướng mắc về nhận thức, áp dụng pháp luật trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các đơn vị: Văn phòng, Vụ 9, T2, T3 VKSND tối cao;
- VKSND cp cao 1, 2, 3;         
- VKSND các tỉnh, thành ph trực thuộc trung ương.

Qua thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2020, VKSND các cấp đã tổng hp những khó khăn, vướng mắc về nhận thức và áp dụng pháp luật, báo cáo VKSND tối cao đề nghị giải đáp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) đã chủ trì, phối hp với Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9) VKSND tối cao nghiên cứu và trả lời như sau:

1. Có bắt buộc phải ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa vào bản án không? Nếu Tòa án không ghi thì có vi phạm không?

Trả lời:

Theo Điều 266 và Điều 313 BLTTDS thì bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm không có nội dung ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Tuy nhiên, theo Mu số 52-DS (Mu Bản án dân sự sơ thẩm)1, tại ghi chú số (25) và (26) hướng dẫn ghi đối với phần "Nội dung vụ án" "Nhận định của Tòa án" đều có nội dung ghi "ý kiến của Viện kiểm sát". Mặc dù vậy, tại Mu số 75-DS (Mu Bản án phúc thẩm) không có nội dung hướng dn ghi ý kiến của Kiểm sát viên mà chỉ có ghi chú về ghi nội dung kháng nghị (ghi chú số 25).

Như vậy, do biểu mẫu trong tố tụng dân sự được ban hành bởi nghị quyết của HĐTP TANDTC, là văn bản quy phạm pháp luật nên nếu bản án sơ thẩm không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa là vi phạm pháp luật, khi phát hiện vi phạm, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị; còn đi với bản án phúc thẩm, do không có quy định nên không bắt buộc phải ghi nội dung trên.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nên không hỏi được ý kiến của bị đơn theo khoản 1 Điều 299 BLTTDS thì Viện kiểm sát có rút kháng nghị không?

Trả lời:

Điểm c khoản 5 Điều 28 Quy định về hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm (Quy định số 363)2 hướng dẫn như sau: "Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện mà Tòa án không thể hỏi ý kiến bị đơn do bị đơn không đến phiên tòa mặc dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ thì căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 296 BLTTDS coi như bị đơn từ bỏ quyn của mình và đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa rút kháng nghị".

Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm có thể là người kháng cáo hoặc người không kháng cáo, theo các khoản 2 và 3 Điều 296 BLTTDS thì:

- Bị đơn là người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đ nghị xét xử vng mặt; được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án xét xử vắng mặt họ, nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

- Bị đơn là người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được Tòa án triệu tập hợp lệ ln thứ nht mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đ nghị xét xử vng mặt; được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của Viện kiểm sát, nguyên đơn rút đơn khởi kiện nhưng bị đơn vắng mặt tại phiên tòa, nếu Tòa án xác định không thể hỏi được ý kiến của bị đơn và đồng ý với việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa rút kháng nghị.

3. Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên đề nghị tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ nhưng Tòa án vẫn xét xử thì Kiểm sát viên có phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án không? Phát biểu như thế nào?

Trả lời:

Điểm b khoản 2 Điều 30 Quy định về hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm (Quy định số 458)3 đã hướng dẫn: "Trường hợp tại phiên tòa, vụ án phát sinh các tình tiết cần phải xác minh, thu thập b sung tài liệu, chứng cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử mà không tạm ngừng phiên tòa thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa và tự chịu trách nhiệm về đề nghị của mình.

Khi Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà Hội đồng xét xử không chấp nhận, vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nêu rõ việc chưa có đủ cơ sở để giải quyết vụ án vì thiếu những chứng cứ mà Kim sát viên đã yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập b sung".

4. Khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, Viện kiểm sát đã yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nhưng Tòa án không thu thập được (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trả lời không lưu trữ hồ sơ hoặc hồ sơ thất lạc) thì Kiểm sát viên tham gia phiên tòa có phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án không?

Trả lời:

Trong trường hợp Tòa án đã tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà không thể thu thập được thì Tòa án sẽ giải quyết vụ việc trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã có. Vì vậy, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng c đã có.

5. Trong vụ án dân sự về tranh chấp đất đai có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự rút yêu cầu về tranh chấp đất nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính, nếu thuộc một trong các trường hp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật TTHC thì là đi tượng khởi kiện vụ án hành chính. Theo Điều 105 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo các khoản 4 và 5 Điều 32 Luật TTHC thì khiếu kiện quyết định hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp này, nếu Tòa án cấp huyện đang xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì Tòa án cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý theo khoản 1 Điều 41 BLTTDS4; nếu Tòa án cấp tỉnh đang xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì vẫn tiếp tục giải quyết và đính chính trong sổ thụ lý để theo dõi, tổng hợp.

6. Vụ việc dân sự đã được thụ lý nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý, Tòa án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, sau khi Tòa án có thẩm quyền nhận hồ sơ vụ án có cần phải tiến hành lại các thủ tục mà Tòa án trước đã tiến hành không hay tiến hành giải quyết tiếp vụ việc trên cơ sở kết quả giải quyết của Tòa án trước?

Trả lời:

Về nguyên tắc, vụ việc dân sự do Tòa án không có thẩm quyền giải quyết thì các hoạt động tố tụng do Tòa án đó thực hiện không có giá trị pháp lý. Khi vụ việc được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền thì Tòa án phải thụ lý vụ việc và tiến hành tố tụng từ đầu.

[...]