BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 03-HD/BTGTW
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 3
năm 2011
|
HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ 45-CT/TW CỦA BỘ
CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC CÁC NGÀY KỶ NIỆM,
NGHI THỨC TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC HÌNH THỨC
KHEN THƯỞNG CAO
Ngày 22 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị (khóa X) đã ban hành Chỉ thị số
45-CT/TW về việc đổi mới,
nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh
hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao, Ban Tuyên
giáo Trung ương hướng dẫn việc thực hiện Chỉ thị như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và toàn xã hội đối với công tác tổ
chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước
và các hình thức khen thưởng cao theo tinh thần mới của Chỉ thị 45-CT/TW. Tăng
cường trách nhiệm của các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan nghiên
cứu lịch sử trong công tác giáo dục truyền thống.
2. Khắc phục những hạn chế, thiếu sót để việc tổ chức các ngày kỷ niệm,
nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen
thưởng cao đạt hiệu quả.
3. Việc triển khai Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) cần tiến
hành nghiêm túc, có kế thừa và phát huy những thành tích và kinh nghiệm tốt
trên tinh thần đổi mới.
B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Một số quy định
về ngày kỷ niệm
1. “Năm chẵn” là năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”
2. “Năm tròn” là năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”
3. “Năm lẻ” là năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng “còn lại”
II. Kỷ niệm ngày lễ
lớn cấp quốc gia
1. Ngày Tết Nguyên đán (01/01
Âm lịch)
Chủ tịch nước chúc Tết trên Đài Truyền hình Việt Nam và đồng thời phát
trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa.
2. Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (3/2/1930); Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975); Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954); Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (19/5/1890); Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945) và Ngày
Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945):
2.1. Năm lẻ, năm tròn:
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội dâng hoa
vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hoa viếng Đài tưởng niệm các anh hùng
liệt sĩ.
- Trung ương và các địa phương không tổ chức lễ mít tinh (trường hợp đặc
biệt, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định); các công sở, cơ quan, trường học…tổ
chức trang trí, khẩu hiệu, băng rôn, cổ động tuyên truyền.
- Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin các hoạt động kỷ niệm. Các
đơn vị văn hoá, nghệ thuật, truyền thông trong cả nước xây dựng chương trình
văn hoá, văn nghệ, tổ chức triển lãm, chiếu phim tuyên truyền về sự kiện.
2.2. Năm chẵn tổ chức lễ kỷ niệm cấp Nhà nước, không tổ chức
diễu binh, diễu hành, duyệt binh (khi cần thiết cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định).
- Danh nghĩa tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ban Tổ chức cấp
Nhà nước các ngày lễ lớn tổ chức.
- Đối với Ngày
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày
Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự tham
gia của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội. Địa điểm tổ chức lễ mít tinh kỷ
niệm tại Hà Nội.
- Ngày Giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước có
sự tham gia của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm tổ chức lễ
mít tinh kỷ niệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày Chiến thắng Điện
Biên Phủ có sự tham gia Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên.
Địa điểm tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm tại tỉnh Điện Biên.
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh có sự tham gia của
Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội và Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An. Địa
điểm tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm tại Hà Nội (tỉnh Nghệ An tổ chức một số hoạt động
kỷ niệm).
2.3. Tổ chức thực hiện
- Văn phòng Trung ương Đảng mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
UBTWMTTQVN, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Thành phố Hà Nội vào
Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và dự
lễ kỷ niệm; tham gia thẩm định dự thảo bài Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Ban Tuyên giáo Trung
ương: Xây dựng hướng dẫn tuyên
truyền; biên soạn tài liệu tuyên truyền; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông định hướng tuyên truyền cho các cơ quan thông tấn, báo chí; thẩm định dự
thảo Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bài phát biểu tại lễ kỷ niệm.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch chủ trì phối hợp với
Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Nghệ An, tỉnh Điện Biên xây dựng Chương trình lễ mít tinh kỷ niệm;
xây dựng maket trang trí hội trường; xây dựng chương trình văn nghệ đặc sắc,
xúc động chào mừng tại lễ mít tinh kỷ niệm; chỉ đạo các đơn vị văn hoá, nghệ
thuật, truyền thông trong cả nước xây dựng Chương trình văn hoá, văn nghệ, tổ
chức hoạt động biểu diễn, trưng bày, triển lãm, chiếu phim...phục vụ nhân
dân.
- Bộ Ngoại giao mời Đoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện tổ
chức Quốc tế ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh dự lễ mít tinh kỷ niệm; phối hợp
với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phóng viên báo chí nước ngoài dự,
đưa tin.
- Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự thảo bài Diễn văn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại
lễ mít tinh kỷ niệm, gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng
thẩm định trước 10 ngày diễn ra lễ mít tinh kỷ niệm.
- Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các đoàn thể nhân dân
tổ chức các hoạt động kỷ niệm; phát động thi đua lập thành tích chào mừng các
ngày lễ lớn của đất nước; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp
nhân dân. Trung ương
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn đoàn viên,
thanh niên sinh hoạt truyền thống, tổ chức các hoạt động giao lưu, về nguồn, tổ
chức thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống…
- Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp
các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, Nghệ thuật Trung ương và địa phương,
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức một số cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật, báo
chí chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.
- Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ
Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh uỷ Điện Biên chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổ chức kỷ niệm; đảm bảo việc
trang trí khẩu hiệu, băng rôn, cổ động trên địa bàn tỉnh, thành phố; mời đại biểu
dự lễ kỷ niệm; lựa chọn đại biểu phát biểu tại lễ kỷ niệm; chuẩn bị bài phát biểu
gửi Ban Tuyên giáo Trung ương thẩm định trước 10 ngày diễn ra lễ kỷ niệm.
- Các tỉnh uỷ,
thành uỷ, uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức
năng xây dựng Kế hoạch kỷ niệm, Kế hoạch tuyên truyền; tổ chức các hoạt động
giáo dục truyền thống và một số hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể
thao chào mừng; triển khai trang trí, khẩu hiệu, băng rôn, cổ động tuyên truyền.
- Các báo, đài Trung ương
và địa phương xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, giáo dục, quảng bá có trọng tâm, trọng điểm về các ngày lễ lớn của
đất nước, biểu dương cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Đài Truyền
hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức truyền hình và phát thanh trực tiếp
lễ kỷ niệm.
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
(10-3 Âm lịch)
3.1. Năm lẻ, năm tròn (tính
theo Dương lịch)
- Uỷ ban nhân
dân tỉnh Phú Thọ và các địa phương có di tích lịch sử, văn hoá liên quan đến
các Vua Hùng tổ chức lễ dâng hương.
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đưa
tin về các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương, về truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
3.2. Năm chẵn (tính theo Dương lịch), tổ chức lễ hội cấp quốc
gia tại tỉnh Phú Thọ.
- Danh nghĩa tổ chức lễ hội cấp quốc gia là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
và Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số
ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương và tỉnh Phú Thọ dự lễ dâng hương.
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ
chức truyền hình và phát thanh trực tiếp lễ dâng hương.
- Các cơ quan báo chí
Trung ương, địa phương đưa
tin về hoạt động lễ hội và truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
III. Ngày thành lập,
ngày truyền thống của các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các lực
lượng vũ trang và một số ngày kỷ niệm khác
1. Năm lẻ, năm tròn
- Không tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm.
- Các ban, bộ, ngành, các
tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng vũ trang tổ chức một số hoạt động kỷ niệm phù hợp, kết hợp tổ
chức trao tặng huy hiệu Đảng, danh hiệu vinh dự Nhà nước, khen thưởng cao…
- Các cơ quan báo chí
Trung ương và địa phương đưa
tin về sự kiện và các hoạt động kỷ niệm.
2. Năm chẵn
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành, duyệt binh (trường hợp đặc biệt
xin phép cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Các ban, bộ,
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang và địa phương liên
quan đến sự kiện xây dựng kế hoạch kỷ niệm; phối hợp với
Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền; phối hợp với Ban
Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức định hướng tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các cơ quan báo chí
Trung ương và địa phương đưa
tin về các hoạt động kỷ niệm.
IV. Kỷ niệm Ngày
sinh, ngày mất của các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước,
các danh nhân, nhân vật lịch sử
1. Kỷ niệm ngày sinh của
các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước: Đồng chí Trần Phú
(1/5/1904), Lê Hồng Phong (6/9/1902), Hà Huy Tập (24/4/1906), Nguyễn Văn Cừ
(9/7/1912), Trường Chinh (9/2/1907), Lê Duẩn (7/4/1907), Nguyễn Văn Linh
(1/7/1915), Tôn Đức Thắng (20/8/1888), Phạm Văn Đồng (1/3/1906), Phạm Hùng
(11/6/1912), Võ Văn Kiệt (23/11/1922)
a. Lễ kỷ niệm ngày sinh lần
đầu là khi tròn 100 năm, các lần kỷ niệm tiếp theo là 10 năm/1 lần (năm chẵn)
- Danh nghĩa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức, giao Tỉnh
uỷ, Thành uỷ, HĐND, UBND tỉnh, thành phố - nơi sinh của các đồng chí lãnh đạo
tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm (trường hợp đặc biệt
xin phép cấp có thẩm quyền quyết định).
- Tỉnh uỷ, Thành uỷ, HĐND,
UBND tỉnh, thành phố được giao tổ chức Lễ kỷ niệm xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm; chủ trì phối hợp với
Văn phòng Trung ương Đảng mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số ban, bộ,
ngành Trung ương và địa phương dự lễ kỷ niệm; mời đại biểu phát biểu tại lễ kỷ
niệm; mời đại diện các tầng lớp nhân dân dự; tổ chức chương trình văn nghệ chào
mừng.
- Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với địa phương mời đại diện lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, một số ban, bộ, ngành Trung ương dự; thẩm định bài phát biểu của
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc tại lễ kỷ niệm.
- Ban Tuyên giáo Trung
ương xây dựng Hướng dẫn
tuyên truyền, Tài liệu hoặc Đề cương tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp và những
cống hiến của các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước; thẩm
định bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc tại lễ kỷ niệm.
- Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh dự
thảo bài phát biểu của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm, gửi Ban Tuyên
giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định trước 10 ngày diễn ra lễ kỷ
niệm.
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ
chức truyền hình, phát thanh trực tiếp lễ kỷ niệm. Các phương tiện thông tin đại
chúng tổ chức tuyên truyền về sự kiện.
b. Năm lẻ, năm tròn
- Địa phương nơi sinh của
các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước tổ chức một số hình thức hoạt động kỷ niệm
phù hợp.
- Báo Nhân Dân, Thông tấn
xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện
thông tin đại chúng tổ chức
tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của đồng chí lãnh đạo tiền
bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước.
2. Danh nhân, nhân vật lịch
sử của Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước hoặc tổ chức Liên Hợp quốc công nhận,
như: Trần Hưng Đạo (1232-1300), Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Du (1765-1820)…
a. Kỷ niệm năm lẻ, năm
tròn ngày mất
- Các ban, bộ, ngành, địa
phương có danh nhân, nhân vật lịch sử tổ chức một số hình
thức hoạt động kỷ niệm phù hợp với tình hình của địa phương, đơn vị.
- Các cơ quan báo, đài
Trung ương và địa phương đưa
tin về sự kiện.
b. Kỷ niệm năm chẵn ngày mất (trường hợp chưa xác định được năm mất thì tổ
chức kỷ niệm năm sinh).
- Các ban, bộ, ngành, địa
phương có danh nhân, nhân vật
lịch sử xây dựng kế hoạch tổ chức kỷ niệm. Ban Tuyên giáo cùng cấp hướng dẫn
và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí tuyên truyền; những vấn đề nhạy cảm
trong việc tổ chức hoạt động kỷ niệm cần chủ động báo cáo bằng văn bản xin ý kiến
của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Các cơ quan
báo, đài Trung ương và địa phương tuyên truyền về sự kiện.
V. Các ngày kỷ niệm
quốc tế
1. Kỷ niệm Ngày sinh C.Mác
(05-5-1818), Ph.Ăng-ghen (28-11-1820), V.I.Lênin (22-4-1870), Ngày Cách mạng
Tháng Mười Nga (07-11-1917)
a. Năm lẻ, năm tròn
- Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức một số hình thức hoạt động kỷ niệm phù hợp,
như: toạ đàm, hội thảo…
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm;
về thân thế, sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lênin
đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam…
- Thành uỷ, HĐND, UBND,
UBMTTQ thành phố Hà Nội dâng
hoa tại tượng đài V.I.Lê nin, dịp Kỷ niệm Ngày sinh V.I.Lênin, kỷ niệm Ngày
Cách mạng Tháng Mười Nga.
b. Năm chẵn
- Văn phòng Trung ương Đảng dịp kỷ niệm năm chẵn Ngày sinh V.I.Lênin,
Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và đại diện các ban,
bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hoa tại tượng
đài V.I.Lênin.
- Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Hướng dẫn, Tài liệu hoặc Đề cương tuyên
truyền kỷ niệm sự kiện; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng
tuyên truyền cho các cơ quan báo chí; thẩm định dự thảo bài phát biểu của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm.
- Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh chủ
trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo khoa học, tổ chức lễ kỷ
niệm; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự; dự
thảo bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội thảo khoa học, lễ kỷ niệm,
gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng thẩm định trước 10
ngày diễn ra Hội thảo khoa học, lễ kỷ niệm; lựa chọn đại biểu phát biểu tại lễ
kỷ niệm.
- Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch xây dựng chương
trình văn nghệ chào mừng.
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và
các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về sự kiện và các hoạt động kỷ
niệm.
2. Kỷ niệm Ngày Quốc tế
lao động, Ngày Phụ nữ quốc tế, Ngày Quốc tế thiếu nhi, Ngày Quốc tế người cao
tuổi, Ngày biển quốc tế, Ngày môi trường thế giới...
a. Năm lẻ, năm tròn
Các ban, bộ, ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp tổ chức một số hình thức hoạt động kỷ niệm phù hợp với
cơ quan, đơn vị; chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin
và Truyền thông định hướng tuyên truyền và cung cấp thông tin cho các cơ quan
báo chí tuyên truyền.
b. Năm chẵn
- Các ban, bộ, ngành, các
tổ chức chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp xây
dựng kế hoạch kỷ niệm; chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ
Thông tin và Truyền thông định hướng tuyên truyền và cung cấp thông tin cho các
cơ quan báo chí tuyên truyền.
- Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền về sự kiện và các hoạt động
kỷ niệm.
VI. Lễ trao tặng,
đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao của Đảng,
Nhà nước, các danh hiệu, giải thưởng của các Quốc gia có quan hệ ngoại giao với
Việt Nam, các Tổ chức quốc tế hoạt động trong khuôn khổ của Liên Hợp quốc cho
các tổ chức, cá nhân thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa
phương
1. Các ban, bộ, ngành, địa
phương, đơn vị được nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng
cao nêu trênxây dựng Kế hoạch đón
nhận gắn với kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của cơ quan, đơn vị;
cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo chí tuyên truyền.
Các cơ quan báo, đài Trung
ương và địa phương đưa tin về
sự kiện.
2. Lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức
khen thưởng cao nêu trên:
- Không tổ chức nghi lễ riêng mà kết hợp tổ chức cùng với các lễ kỷ niệm
ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Không tổ chức diễu hành hoặc tổ chức đón rước danh hiệu vinh dự Nhà nước
và các hình thức khen thưởng cao từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm
khác.
- Không tặng quà và chiêu đãi trong lễ kỷ niệm.
- Giảm bớt việc huy động quần chúng tham gia; khách mời dự lễ kỷ niệm giảm
bớt về thành phần, số lượng, cấp độ; việc mời khách nước ngoài tham dự các hoạt
động này phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
4. Việc xây dựng, tôn tạo các công trình, như: tượng đài, nhà bảo tàng,
nhà lưu niệm nhân dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử thực hiện theo quy định của Đảng
và Nhà nước.
C. CÔNG TÁC KIỂM
TRA, BÁO CÁO VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 45-CT/TW
1. Ban cán sự đảng Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch chủ
trì phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan rà soát, bổ sung các văn bản quy
định về Chỉ thị này theo định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị khoá X.
2. Ban cán sự đảng, đảng
đoàn, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc triển khai thực hiện Chỉ thị; vận động các tầng
lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tích cực tham gia hoạt động kỷ niệm các ngày
lễ lớn của dân tộc bằng những hành động thiết thực, đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước, các hoạt động uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho đồng
bào hưởng chế độ chính sách, ở vùng sâu, vùng xa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của ngành, địa phương đơn vị.
3. Các cơ quan thông tin đại
chúng, văn hoá, nghệ thuật có
nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về các ngày kỷ niệm,
biểu dương, cổ vũ các tập thể, cá nhân được đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước,
khen thưởng cao trên các lĩnh vực.
4. Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu giúp cấp ủy tổ chức truyền đạt và hướng
dẫn thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW trong hệ thống báo cáo viên, các tổ chức cơ sở đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; chủ trì phối
hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm và
định kỳ hàng năm báo cáo cấp ủy việc thực hiện Chỉ thị.
5. Ban Tuyên giáo Trung
ương chủ trì phối hợp với
Ban cán sự đảng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và
định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc thi hành Chỉ thị.
Nơi nhận:
- Bộ Chính trị; Ban Bí
thư (để b/c);
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
- Lãnh đạo Ban;
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương;
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
- Các Tỉnh ủy, Thành ủy;
- Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, Trung
ương các tổ chức chính trị - xã hội; Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị
QĐNDVN; Cục X15, Tổng cục III, Bộ Công an;
- Các cơ quan báo, đài Trung ương;
- Các vụ, đơn vị trong Ban;
- Lưu HC, Vụ Tuyên truyền.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Phạm Văn Linh
|