Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 04/11/2002
Ngày có hiệu lực 01/07/2003
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ các nước,Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH KHUNG

VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN - TRUNG QUỐC
(đã được sửa đổi theo NGHỊ ĐỊNH THƯ ngày 5 tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia - phần chữ viết nghiêng)

LỜI MỞ ĐẦU

Chúng tôi, đứng đầu chính phủ các nước Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, là các nước thành viên của Hiệp Hội Đông Nam á (gọi chung là ASEAN, hoặc các nước thành viên ASEAN, hoặc một nước gọi là nước thành viên ASEAN), và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc)

Chiểu theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ngày 6/11/2001 tại Brunei liên quan đến một hiệp định khung về hợp tác kinh tế và để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm với những đối xử đặc biệt và khác biệt và linh hoạt đối với các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (dưới đây gọi tắt là các nước thành viên mới ASEAN), và điều khoản về một chương trình thu hoạch sớm theo đó những danh mục các sản phẩm và dịch vụ sẽ được xác định dựa trên cơ sở tham vấn lẫn nhau

Mong muốn thông qua một Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (dưới đây gọi chung Hiệp định này) giữa ASEAN và Trung Quốc (gọi chung là các Bên, hoặc gọi một Bên có nghĩa là chỉ Trung Quốc hoặc một nước thành viên ASEAN) nhằm hướng tới tăng cường các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21.

Mong muốn giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các Bên, giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra một thị trường rộng hơn với các cơ hội lớn hơn, và tối ưu hoá hiệu quả kinh tế theo qui mô cho thương mại giữa các Bên, mở rộng tính hấp dẫn của các Bên để thu hút vốn và nhân tài.

Tin tưởng rằng việc thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ tạo ra một đối tác chặt chẽ giữa các Bên, tạo ra cơ chế quan trọng về tăng cường hợp tác và góp phần vào sự ổn định kinh tế ở Đông á.

Nhận thức được vai trò quan trọng và đóng góp của khu vực kinh doanh trong việc mở rộng thương mại và đầu tư giữa Các Bên, nhu cầu xúc tiến và tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hợp tác và tận dụng những cơ hội thương mại lớn hơn có được từ khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

Nhận thức được các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau giữa các nước thành viên ASEAN và sự cần thiết phải có linh hoạt, đặc biệt là sự cần thiết về tạo thuận lợi tham gia tích cực của các nước thành viên mới ASEAN trong quan hệ kinh tế ASEAN - Trung quốc, và sự mở rộng xuất khẩu của họ, bao gồm cả việc thông qua củng cố năng lực sản xuất trong nước, hiệu quả và cạnh tranh.

Tái khẳng định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các thoả thuận song phương, đa phương và thoả thuận khu vực.

Nhận ra vai trò điển hình của các thoả thuận thương mại khu vực có thể đóng góp theo hướng đẩy nhanh quá trình tự do hoá toàn cầu và khu vực như các khối kinh tế trong Hệ thống thương mại đa phương.

ĐÃ THOẢ THUẬN NHƯ SAU:

ĐIỀU 1. CÁC MỤC TIÊU

Các mục tiêu của Hiệp định này là:

(a) Tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc

(b)Tích cực tự do và xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ, cũng như cơ chế đầu tư thông thoáng và rõ ràng

(c) Khai thác các lĩnh vực mới và thết thập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chắt chẽ hơn giữa các Bên, và

(d) Tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Bên.

ĐIỀU 2. CÁC BIỆN PHÁP HỢP TÁC KINH TẾ

Các Bên đồng ý sẽ đàm phán tích cực nhằm thiết lập Khu Vực Mậu Dịch Tự Do (KVMDTD) ASEAN - Trung Quốc trong phạm vi 10 năm, và để tăng cường và mở rộng hợp tác thông qua:

(a) Tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá.

(b) Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực.

(c) Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA.

(d) Áp dụng các ứng xử đặt biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN

(e) áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và cùng thống nhất thoả thuận dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi.

(f) Thiết lập các biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả, gồm không hạn chế việc đơn giản hoá thủ tục hải quan và các thoả thuận công nhận lẫn nhau

(g) Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác có thể đồng thuận được của cả hai bên ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ bổ sung vào việc làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư và thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, hình thành lên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác.

(h) Thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả Hiệp định này.

Phần I

[...]