Hiệp định 217/WTO/VB về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Số hiệu 217/WTO/VB
Ngày ban hành 15/04/1994
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản WTO_Văn bản
Cơ quan ban hành WTO
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH

VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

CÁC THÀNH VIÊN, BẰNG HIỆP ĐỊNH NÀY, THOẢ THUẬN NHƯ SAU:

1.1 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:

(a)(1)   có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:

(i) chính phủ thực tế có chuyển  trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển  hoặc nhận nợ trực tiếp (như  bảo lãnh  tiền vay);

(ii) các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ:  ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1];

(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;

(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một  tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu  từ điểm (i)  đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những  hoạt động thông thuờng của chính phủ.

hoặc

(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;

(b)        một  lợi ích  được cấp bởi điều đó.

1.2       Trợ cấp  theo định nghĩa tại khoản khoản 1  phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại Phần II hoặc  các quy định  tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy định tại Điều 2.

2.1       Để xác định liệu một trợ cấp  theo định nghĩa tại khoản 1  Điều 1 có  được áp dụng riêng cho một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp hay ngành sản xuất ( theo Hiệp định này  gọi là “các doanh nghiệp nhất định") trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyềncấp trợ cấp hay không, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng:

(a)        Khi  cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà  cơ quan đó thực hiện  hạn chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ cấp đó sẽ mang tính riêng biệt.

(b)                                       Khi  cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà  cơ quan đó thực hiện đặt ra    các tiêu chuẩn khách quan hoặc điều kiện[2] được trợ cấp hay  giá trị khoản trợ cấp,  thì không được coi là có tính riêng biệt nếu  khả năng nhận trợ cấp được mặc nhiên áp dụng  và các tiêu  chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt chẽ. Các tiêu  chuẩn hoặc điều kiện đó phải được thể hiện một cách rõ ràng trong  luật, quy  định hoặc tài liệu chính thức khác, để có thể  nhận biết được.

(c)                                       Cho dù  bề ngoài không mang tính riêng biệt  do kết qủa của việc áp dụng các nguyên tắc nêu tại điểm (a) và (b), nhưng nếu có lý do để tin rằng,  trợ cấp đó trên thực tế mang tính riêng biệt, thì có thể xem xét đến các yếu tố khác. Các yếu tố đó là: chỉ một số lượng có hạn các doanh nghiệp được  hưởng  trợ cấp trợ cấp nhiều hơn cho một số doanh nghiệp nhất định,  cấp số tiền trợ  cấp chênh lệch lớn cho một số doanh nghiệp  nhất định  và việc này được cơ quan có thẩm quyền thực hiện một cách tuỳ  tiện khi quyết định trợ cấp[3]. Khi áp dụng điểm này, cần tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng như cần tính tới khoảng thời gian hoạt động của chương trình trợ cấp.

2. 2      Trợ cấp áp dụng  hạn chế đối với các doanh nghiệp nhất định  hoạt động tại một vùng địa lý xác định thuộc quyền hạn của  cơ quan có thẩm quyền  cấp trợ cấp  phải được coi là mang tính riêng biệt.  Việc chính quyền ở tất cả các cấp   quy định  hay thay đổi thuế suất áp dụng chung không được coi là trợ cấp riêng biệt theo Hiệp định này.

2. 3      Bất kỳ trợ cấp nào thuộc  phạm vi điều chỉnh của Điều 3 sẽ được coi là trợ cấp riêng.

2. 4      Việc xác định tính riêng biệt của trợ cấp theo các quy định của Điều này phải được chứng minh rõ ràng trên cơ sở  bằng chứng thực tế.

PHẦN II: TRỢ CẤP BỊ CẤM

3.1   Trừ  khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm:

(a) quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế[4], dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5];

(b) quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.

3.2   Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp  nêu tại khoản 1.

 Các chế tài

4. 1      Mỗi khi một Thành viên có lý do để tin rằng một khoản trợ cấp bị cấm đang được một Thành viên khác áp dụng hay duy trì,  thì Thành viên đó có thể yêu cầu được tham vấn với Thành viên kia.

4. 2      Yêu cầu tham vấn  nêu tại khoản 1 phải kèm theo một bản trình bày chứng cứ hiện có về sự tồn tại và tính chất của trợ cấp nói trên.

4. 3      Khi có yêu cầu tham vấn  theo quy định tại khoản 1, Thành viên bị coi là đang áp dụng hay duy trì trợ cấp bị cấm sẽ tiến hành tham vấn trong thời gian sớm nhất có thể được. Mục tiêu tham vấn là nhằm làm rõ sự  thật  tình  và đi đến một thoả thuận chung  giữa các bên.

[...]