Đề án 04/DA-UBND năm 2013 quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 04/DA-UBND
Ngày ban hành 28/06/2013
Ngày có hiệu lực 28/06/2013
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Lê Văn Dung
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/ĐA-UBND

Ninh Bình, ngày 28 tháng 6 năm 2013

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Phần 1.

SỤ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về Giáo dục;

- Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện; Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điu lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dc và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020;

- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 12/8/2011 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

II. Thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Thường xuyên tỉnh Ninh Bình (thời điểm tháng 3 năm 2013)

1. Giáo dục mầm non (GDMN)

- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 150 trường mầm non, gồm 148 trường công lập và 02 trường tư thục; mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1-2 trường mầm non công lập. Có 147 trường có quy mô dưới 20 nhóm lớp theo quy định, 3 trường: Mầm non Xích Thổ huyện Nho Quan, Mầm non Khánh Nhạc huyện Yên Khánh và Mầm non Yên Nhân huyện Yên Mô có trên 20 nhóm lớp (Điều lệ trường mầm non quy định trường mầm non có tối đa 20 nhóm lớp).

- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng (99,8% giáo viên có trình độ đạt chun trở lên, trong đó có 45,4% giáo viên có trình độ trên chun). Kế hoạch hết năm học 2012-2013, toàn tỉnh sẽ tuyển dụng vào biên chế cho 100% giáo viên dạy hợp đồng dài hạn theo Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh về việc thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, đảm bảo cơ bản đủ giáo viên biên chế phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ trong các trường Mầm non.

- Cơ sở vật chất trường học: Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 60,6%. Số lượng phòng học đủ cho các nhóm lớp, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70,6% (tỷ lệ chung các cấp học là 83,5%); điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đã được đầu tư nhiều để thực hiện kế hoạch ph cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Tuy vậy các lớp học nhỏ tuổi hơn vẫn còn thiếu thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dạy trẻ.

- Chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dạy trẻ trong trường mầm non được củng cố, tạo điều kiện huy động 57,3% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp; tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú tại trường nhà trẻ 98%, mẫu giáo đạt 97,9%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn 5,2% và th thấp còi còn 6,1%; 100% trường mầm non trong tỉnh đã được giảng dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới.

Bảng thống kê số liệu cơ bản đối với giáo dục mầm non tỉnh Ninh Bình

TT

Đơn vị

Số xã

Số trường

Số nhóm lớp

Số cháu đến lớp

Giáo viên

Số phòng học

Tổng số

Tỷ lệ cháu/lớp

Tổng số

Tỷ lệ GV/Iớp

1

Nho Quan

27

27

279

9.239

33

482

1,73

280

2

Gia Viễn

21

21

235

6.512

28

538

2,29

237

3

Hoa Lư

11

11

141

4.342

31

321

2,28

141

4

TP Ninh Bình

14

16

187

6.609

35

487

2,60

190

5

Yên Khánh

19

20

269

8.047

30

579

2,15

270

6

Kim Sơn

27

27

299

9.942

33

578

1,93

301

7

Yên Mô

17

18

256

7.155

28

510

1,99

256

8

TX Tam Điệp

9

10

122

3.481

29

313

2,57

124

 

Cộng

145

150

1.788

55.327

31

3.808

2,13

1.799

2. Giáo dục phổ thông

a) Tiểu học (TH)

- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 150 trường tiu học công lập, trong đó có 7 xã, thị trấn có 02 trường (huyện Kim Sơn: xã Kim Mỹ, xã Lai Thành; huyện Gia Viễn: xã Gia Thịnh; huyện Yên Khánh: Thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Trung, xã Khánh Nhạc; Huyện Yên Mô: Thị trấn Yên Thịnh); phường Tây Sơn và xã Yên Bình của thị xã Tam Điệp chưa có trường Tiu học; mỗi xã, phường, thị trấn còn lại có 01 trường tiu học. Trường có số lớp nhiều nhất là tiểu học Lý Tự Trọng thành phố Ninh Bình: 34 lớp; trường có s lớp ít nhất là tiểu học Yên Mật huyện Kim Sơn: 6 lớp. Mạng lưới trường tiểu học hiện tại cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học, một số xã rộng có 02 trường tiểu học hoặc có 01 trường tiểu học gồm nhiều điểm trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; hai xã tại Tam Điệp chưa có trường Tiểu học, học sinh vẫn đi học tại các trường của xã lân cận.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Giáo viên tiểu học cơ bản đủ về số lượng, từng bước đáp ng yêu cầu dạy 2 buổi/ngày, chất lượng giáo viên đảm bảo (99,9% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó có 93,9% giáo viên có trình độ trên chun). Tại một số trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp không thể bố trí đủ giáo viên dạy các môn năng khiếu như Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học để dạy 2 buổi/ngày.

- Cơ sở vật chất trường học: Toàn bộ 150 trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 29% trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; số lượng phòng học đủ theo nhu cầu, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85,4%, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu cơ bản đủ phục vụ cho hoạt động dạy học.

- Chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh có chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 90,3%, 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông, 55,6% học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học môn tự chọn Tin học.

Bảng thống kê số liệu cơ bản đối với cấp học Tiểu học tỉnh Ninh Bình

TT

Đơn vị

S

Số trường

Số lớp

Hc sinh

Giáo viên

Số phòng học

Tổng số

Tỷ lệ Hs/lớp

Tổng số

Tỷ lệ Gv/lớp

1

Nho Quan

27

27

389

10.616

27

538

1,38

408

2

Gia Viễn

21

22

285

7.769

27

399

1,40

299

3

Hoa Lư

11

11

164

4.644

28

248

1,51

172

4

TP Ninh Bình

14

14

276

8.767

32

420

1,52

290

5

Yên Khánh

19

22

334

8.826

26

523

1,57

351

6

Kim Sơn

27

29

459

12.892

28

630

1,37

482

7

Yên Mô

17

18

266

7.223

27

388

1,46

279

8

TX Tam Điệp

9

7

142

4.236

30

224

1,58

149

 

Cộng

145

150

2.315

64.973

28

3.370

1,46

2.430

b) Trung học cơ sở (THCS)

- Quy mô, mạng lưới trường lớp: Toàn tỉnh có 142 trường THCS công lập, trong đó thị trấn Yên Ninh huyện Yên Khánh có 02 trường THCS; phường Tây Sơn và xã Yên Bình của thị xã Tam Điệp, phường Vân Giang và phường Nam Thành của TP Ninh Bình chưa có trường THCS; trường THCS xã Yên Phú và THCS thị trấn Yên Thịnh đã sáp nhập thành 01 trường; các xã, phường, thị trấn còn lại có 01 trường THCS. Trường có số lớp nhiều nhất là THCS Lý Tự Trọng và THCS Trương Hán Siêu TP Ninh Bình với 21 lớp; trường có số lớp ít nhất là THCS Sơn Thành huyện Nho Quan, THCS Yên Mật huyện Kim Sơn, THCS Gia Vượng huyện Gia Viễn với 4 lớp. Mạng lưới trường THCS trong tỉnh cơ bản mới đáp ng được yêu cầu về mặt địa lý, về mặt quy mô do có nhiều trường có quá ít học sinh dẫn ti nhiều bất cập.

[...]