BỘ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 962/BBCVT-KHTC
V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng và
phát triển CNTT
|
Hà
Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2003
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương các đoàn thể trung ương;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tổng công ty 91
|
-Căn cứ Nghị định số
90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
-Căn cứ Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp
hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005;
-Căn cứ Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở
Việt Nam đến năm 2005; Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005;
Để có cơ sở trình Chính phủ về kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin (CNTT); sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn
phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng
dẫn các bộ, ngành, địa phương, đơn vị lập kế hoạch đầu tư về ứng dụng và phát
triển CNTT năm 2004 và các năm tiếp theo như sau:
1. Về Trách nhiệm lập kế hoạch
ứng dụng và phát triển CNTT.
Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị
(sau đây gọi tắt là đơn vị) thực hiện đầu tư về ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin, bao gồm: các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín
dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn
do doanh nghiệp nhà nước đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch về ứng dụng và phát
triển CNTT.
2. Nội dung xây dựng kế hoạch:
theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo công văn này).
3. Về tổ chức tổng hợp xây dựng,
tổng hợp và báo cáo kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT.
- Căn cứ các nội dung hướng dẫn
trên, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tổng Công ty 91 triển khai, chỉ đạo
công tác lập kế hoạch, dự án về ứng dụng và phát triển CNTT trong phạm vi các
đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý.
Để thống nhất triển khai và thuận
tiện cho việc liên hệ, phối hợp công tác, đề nghị Lãnh đạo các cơ quan Trung
ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng Công ty 91 giao
cho một đơn vị của bộ, ngành địa phương làm đầu mối tham mưu, phối hợp xây dựng
và tổng hợp thành kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của bộ, ngành, địa
phương, đơn vị.
- Kế hoạch về ứng dụng và phát
triển CNTT của bộ, ngành địa phương được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
và gửi về Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Bưu chính, Viễn
thông sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo kế hoạch năm 2004 về ứng
dụng và phát triển CNTT của bộ, ngành, địa phương cần được thể hiện trong kế hoạch
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung (phần sử dụng vốn đầu tư phát triển), kế hoạch
tài chính (phần sử dụng vốn chi hành chính, sự nghiệp) và kế hoạch sản xuất,
kinh doanh (đối với doanh nghiệp) gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Bưu chính,
Viễn thông và Bộ Tài chính theo quy định.
Những bộ, ngành, địa phương có
chương trình, đề án, dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg, Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg đề nghị gửi tài liệu
dự án kèm Báo cáo ứng dụng và phát triển CNTT về Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
Thời gian gửi Báo cáo kế hoạch ứng
dụng và phát triển CNTT của các bộ, ngành, địa phương, Tổng Công ty 91 về Bộ
Bưu chính, Viễn thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất là trước ngày 15 tháng
7 năm 2003.
Trên đây là một số hướng dẫn về
công tác xây dựng kế hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT năm 2004. Đề nghị
các đơn vị lưu ý triển khai kịp thời. Trong qúa trình thực hiện, nếu có vướng mắc
đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ Bưu chính, Viễn thông (qua Vụ Kế hoạch - Tài
chính, ĐT: 04.8263578) để có giải đáp kịp thời.
Nơi nhận:
-Như trên;
-Thủ tướng CP và
các phó TTg CP (để b/c);
-Văn phòng Trung ương Đảng;
-Văn phòng Quốc hội;
-Văn phòng Chủ tịch nước;
-Viện kiểm sát ND tối cao;5
-Toà án nhân dân tối cao;
-Lưu VT
|
BỘ
TRƯỞNG
BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Đỗ Trung Tá
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG
DẪN CHI TIẾT LẬP KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT NĂM 2004
(Kèm theo công văn số 962/BBCVT-KHTC ngày 6/6/2003 của Bộ Bưu chính, Viễn
thông)
1. Về Trách nhiệm lập kế hoạch
ứng dụng và phát triển CNTT.
Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị
(sau đây gọi tắt là đơn vị) thực hiện đầu tư về ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin, bao gồm: các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín
dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn
do doanh nghiệp nhà nước đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch về ứng dụng và phát
triển CNTT. Trong đó:
-Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng
mạng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông và
Internet.
-Các bộ, ngành, địa phương và
các đơn vị xây dựng kế hoạch về xây dựng mạng nội bộ; mạng dùng riêng; nghiên cứu,
triển khai về CNTT; đào tạo nhân lực và phát triển CNTT trong quản lý và hoạt động.
2. Kế hoạch ứng dụng và phát
triển CNTT năm 2004.
Kế hoạch phát triển CNTT của các
đơn vị cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
2.1. Về tình hình, đặc điểm hoạt
động của đơn vị liên quan đến sự phát triển CNTT.
Nêu khái quát chức năng, nhiệm vụ,
tình hình, đặc điểm, môi trường và tổ chức hoạt động đơn vị liên quan đến yêu cầu
ứng dụng và sự phát triển công nghệ thông tin.
2.2. Đánh giá tình hình ứng dụng
và phát triển CNTT của bộ, ngành, địa phương đến 2003
2.2.1.Những kết quả đạt được đến
năm 2003.
Đánh giá tình hình ứng dụng và
phát triển CNTT của bộ, ngành, địa phương, đơn vị hiện nay, những nguyên nhân dẫn
đến thành công và bài học kinh nghiệm,… Từ năm 2000 đến nay nếu đơn vị có các kế
hoạch, dự án về ứng dụng và phát triển CNTT được cấp có thẩm quyền phê duyệt
thì cần tập trung đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, dự án giai đoạn
này.
Trong đánh giá cần chú ý những nội
dung sau:
-Đối với lĩnh vực xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng về CNTT Quốc gia do đơn vị làm chủ đầu tư: Cần thể hiện
rõ quy mô, năng lực mạng lưới, công nghệ- kỹ thuật của hệ thống hạ tầng CNTT Quốc
gia đã được thiết lập, vốn đầu tư; khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển, mở rộng,
hiện đại hóa của đơn vị theo tinh thần Quyết định 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Đối với các đơn vị kinh doanh cần đánh gía cả về tình hình thị trường
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,..
-Về lĩnh vực đầu tư phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin: Cần đánh giá kết quả thực hiện các dự án xây dựng
và hoạt động của các cơ sở công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm trên
các mặt: vốn đầu tư thực hiện, mức độ nội địa hóa sản phẩm (đối với công nghiệp
phần cứng), thương hiệu; nhu cầu của thị trường, năng lực sản xuất, sản lượng
thực hiện và khả năng cạnh tranh, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu của sản phẩm
trên thị trường, doanh thu thực hiện và hiệu quả kinh doanh của đơn vị, thu hút
lao động,...
-Đối với kết quả ứng dụng CNTT
vào quản lý:
Nêu khái quát năng lực ứng dụng
hiện có (điều kiện về thiết bị, phần mềm, nhân lực khai thác các ứng dụng,..),
các lĩnh vực hoạt động đã được tin học hóa quản lý, nội dung cụ thể của các ứng
dụng, giải pháp kỹ thuật, vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả khai thác của các dự
án về ứng dụng CNTT phục vụ quản lý hoạt động của đơn vị (quản lý nhà nước, quản
lý kinh doanh) và các chương trình, dự án ứng dụng CNTT khác của đơn vị đã và
đang thực hiện từ 2000 đến nay.
-Về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực về CNTT: phân tích rõ tình hình tạo nguồn nhân lực cho phát triển CNTT
theo từng trình độ và hình thức đào tạo, vốn cho đào tạo, tình hình và khả năng
của các cơ sở trực tiếp đào tạo,…
-Nghiên cứu, triển khai về
CNTT: Đánh gía tình hình xây dựng các cơ sở nghiên cứu về CNTT của đơn vị;
các dự án nghiên cứu khoa học về CNTT chủ yếu đã và đang thực hiện từ 2000 đến
nay; đánh giá các kết quả nghiên cứu, vốn đầu tư, khả năng ứng dụng kết quả
nghiên cứu tại Việt Nam, khả năng thương mại hóa của các sản phẩm nghiên cứu,…
-Về tạo môi trường pháp lý và kiện
toàn hệ thống tổ chức: Những cơ chế, chính sách mà đơn vị đã ban hành theo thẩm
quyền nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển CNTT; việc kiện toàn, sắp xếp
lại tổ chức của đơn vị để đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển CNTT.
-Về huy động nguồn lực cho phát
triển CNTT: Đánh gía tình hình và kết quả huy động các nguồn lực thực hiện các
chương trình, dự án của đơn vị.
-Riêng đơn vị có chương trình, đề
án, dự án trong điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
95/2002/QĐ-TTg và Quyết định 112/2001/QĐ-TTg cần đánh giá cụ thể về tình hình
triển khai, thực hiện các chương trình, đề án, dự án này.
2.2.2. Những khó khăn, tồn tại
trong việc phát triển CNTT của đơn vị.
Cần phân tích rõ những tồn tại,
khó khăn về: tình hình nhận thức về CNTT, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý hiện
hành khi áp dụng đối với các dự án về CNTT; về huy động nguồn lực và quản lý
tài chính phát triển CNTT, về cơ chế, chính sách ưu đãi của nhà nước,…
Đối với các đơn vị có các chương
trình, đề án, dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cần chú ý đề
cập đến những khó khăn, tồn tại trong qúa trình triển khai các chương trình, đề
án, dự án trọng điểm này.
2.3. Nội dung Kế hoạch ứng dụng
và phát triển CNTT năm 2004.
2.3.1.Định hướng, mục tiêu ưu
tiên về kế hoạch phát triển công nghệ thông tin.
Căn cứ Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ
Chính trị, và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số
81/2001/QĐ-TTg, Quyết định 95/2002/QĐ-TTg và Quyết định 112/ 2001/QĐ-TTg) thì
các lĩnh vực cần được chú trọng ưu tiên là:
-Các lĩnh vực kinh tế- xã hội có
vai trò quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát
triển nông thôn;
-Lĩnh vực an ninh và quốc phòng;
-Lĩnh vực dịch vụ hành chính Nhà
nước và các dịch vụ xã hội khác; Hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
-Xây dựng và đưa vào hoạt động một
số hệ thống thông tin điện tử, từng bước kiến tạo hạ tầng thông tin quốc gia,
tiến tới một hệ thống thông tin quốc gia thống nhất.
Căn cứ lĩnh vực ưu tiên trên và
tình hình cụ thể của bộ, ngành địa phương, đơn vị để xác định và cụ thể hoá mục
tiêu ưu tiên cụ thể đối với bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong việc ứng dụng
và phát triển CNTT năm 2004.
2.3.2. Về kế hoạch về phát triển
hạ tầng viễn thông và Internet.
Kế hoạch phát triển về kết cấu hạ
tầng CNTT Quốc gia của đơn vị cần thuyết minh rõ các nội dung sau:
+Chiến lược, qui hoạch và kế hoạch
dài hạn làm căn cứ xây dựng kế hoạch năm của đơn vị;
+Dự kiến nhu cầu cần thiết của
xã hội, ngành, địa phương và khả năng giải quyết các nhu cầu đó;
+Lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy
mô, phạm vi và hình thức đầu tư. Trong đó cần xác định rõ các kế hoạch xây dựng
mới, mở rộng, nâng cấp hệ thống; khả năng cập nhật những tiến bộ kỹ thuật của
thế giới trong kế hoạch phát triển kế cấu hạ tầng CNTT Quốc gia mà đơn vị sẽ
xây dựng;
+Cân đối nguồn lực thực hiện các
kế hoạch;
+Dự kiến về hiệu quả kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng khi thực hiện kế hoạch sẽ mang lại;
+Đối với đơn vị kinh doanh, cần xây
dựng kế hoạch về một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh (như doanh thu, sản
lượng,..).
2.3.3.Về kế hoạch phát triển
công nghiệp công nghệ thông tin:
a.Về công nghiệp phần cứng:
Xác định kế hoạch xây dựng mới,
mở rộng, nâng cấp các cơ sở sản xuất, lắp ráp các thiết bị thông tin và xử lý
thông tin. Thuyết minh rõ mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài cần đạt được, qui
mô đầu tư và hình thức đầu tư; mức độ nội địa hóa sản phẩm, chất lượng sản phẩm,
khả năng cạnh tranh trong nước và xuất khẩu, nguồn lực cân đối thực hiện kế hoạch,
thu hút lao động,...
b.Về công nghiệp phần mềm:
Nội dung cần xác định gồm kế hoạch
xây dựng mới, mở rộng các trung tâm, các khu công nghiệp phần mềm tập trung
theo các hình thức đầu tư; những ưu tiên cho sản xuất phần mềm xuất khẩu; qui
mô và năng lực sản xuất,…
Ngoài ra, các đơn vị công nghiệp
CNTT cần xác định một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả kinh doanh như doanh thu,
sản lượng các sản phẩm dịch vụ chủ yếu.
2.3.4. Kế hoạch về đào tạo phát
triển nguồn nhân lực CNTT:
Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn
nhân lực CNTT phải thể hiện được căn cứ xác định qui mô đào tạo hàng năm (gồm cả
tuyển mới và chuyển tiếp); đối tượng cần đào tạo (đào tạo giáo viên, cán bộ
nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật,..); trình độ cần đào tạo (sau đại học, đại học,
cao đẳng, trung học kỹ thuật,…); lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo (phần cứng, phần
mềm,..); phương thức đào tạo (tập trung, tại chức,..); nơi đào tạo (trong nước,
ngoài nước), cơ sở trực tiếp đào tạo,...
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực
cần đề cập cả các nội dung về đảm bảo điều kiện, chất lượng đào tạo của các cơ
sở đào tạo.
2.3.5. Kế hoạch nghiên cứu, triển
khai tại các cơ sở nghiên cứu:
Kế hoạch xây dựng các cơ sở
nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNTT do các cơ sở
nghiên cứu thực hiện trong năm 2004.
2.3.6. Kế hoạch phát triển ứng dụng
CNTT đối với bộ, ngành, địa phương trong quản lý.
-Những căn cứ xác định kế hoạch ứng
dụng CNTT vào quản lý và hoạt động của đơn vị (chiến lược, qui hoạch, kế hoạch
dài hạn,..).
-Kế hoạch ứng dụng và phát triển
CNTT cần xác định cụ thể cho từng ngành (hoặc chuyên ngành) thuộc bộ, ngành, địa
phương, đơn vị quản lý và thực hiện.
-Kế hoạch cần thuyết minh được
các nội dung chủ yếu, như: Mục tiêu, lĩnh vực và qui mô phát triển ứng dụng, nội
dung quản lý cần ứng dụng CNTT, phạm vi triển khai, tiến độ thực hiện, cơ cấu vốn
đầu tư,….
Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng
CNTT vào quản lý đối với mỗi ngành, địa phương phải trên cơ sở đánh gía những ứng
dụng hiện có của ngành, địa phương, đơn vị để có kế hoạch xây dựng mới, cải tạo,
mở rộng phạm vi ứng dụng phù hợp; kế hoạch cần tận dụng tốt nhất các điều kiện
hiện có (về thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu, nhân lực,..), tránh lãng phí
trong đầu tư.
-Khắc phục tình trang đầu tư
trùng lắp, chồng chéo, gây lãng phí giữa các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực
ứng dụng và phát triển CNTT, đề nghị các bộ, ngành Trung ương có những hướng dẫn
cụ thể công tác xây dựng kế hoạch trong phạm vi ngành đối với các địa phương; kế
hoạch phát triển ứng dụng CNTT của các sở, ban, ngành tại địa phương cần có ý
kiến tham gia của bộ, ngành quản lý Trung ương.
Đối với các lĩnh vực quản lý của
mỗi ngành, đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã có phần mềm phù hợp trong
phạm vi toàn ngành, có cùng nội dung về chuyên môn, khai thác có hiệu quả thì cần
tổ chức đánh gía, lựa chọn cụ thể về tính phù hợp trên diện rộng của phần mềm ứng
dụng mà ngành, địa phương đã đầu tư xây dựng, không nên đầu tư xây dựng mới ở
đơn vị khác, mà chỉ nên có kế hoạch triển khai mở rộng cho các đơn vị khác
trong ngành hoặc nâng cấp, bổ sung phần mềm, cơ sở dữ liệu hiện có nếu thấy cần
thiết. Trên cơ sở đó mỗi ngành, địa phương cần có sự chỉ đạo để tránh đầu tư
trùng lắp, gây lãng phí chung trong ngành, địa phương và cho ngân sách nhà nước
nói chung.
2.3.7.Danh mục các chương trình,
dự án cụ thể.
Kế hoạch ứng dụng và phát triển
CNTT của đơn vị cần có dự kiến danh mục các chương trình, đề án, dự án cụ thể đối
với từng lĩnh vực ứng dụng và phát triển CNTT, và đối với từng ngành (hoặc
chuyên ngành). Trong đó cần xác định các chương trình, đề án, dự án trọng điểm
của ngành, địa phương.
2.3.8. Các giải pháp thực hiện kế
hoạch, dự án ứng dụng và phát triển CNTT năm 2004 và kiến nghị của đơn vị.
-Các giải pháp về hoàn thiện cơ
chế quản lý tạo điều kiện cho ứng dụng và phát triển CNTT mà đơn vị sẽ triển
khai
-Các giải pháp về huy động và
cân đối các nguồn lực cho đầu tư phát triển CNTT của bộ, ngành, địa phương, đơn
vị.
Kế hoạch của các bộ, ngành, địa
phương cần xác định rõ các nguồn lực có thể huy động cho việc thực hiện các chương,
trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT của đơn vị. Chú trọng xác định và cân
đối các nguồn tài chính để đảm bảo dự án thực hiện thành công, đúng tiến độ.
Trong đó cần phân tích rõ từng nguồn vốn.
-Các giải pháp về tổ chức thực
hiện kế hoạch.
-Các giải pháp khác.
-Kiến nghị (về hỗ trợ đầu tư, cơ
chế quản lý, tổ chức,...)
Đối với các dự án trọng điểm của
bộ, ngành, đại phương phù hợp với mục tiêu ưu tiên của Chính phủ, vốn đầu tư lớn,
có khả năng ứng dụng trong phạm vi rộng hoặc liên ngành, tạo ra những chuyển biến
lớn trong quản lý của bộ, ngành, địa phương thì kế hoạch cần xác định cụ thể cơ
cấu vốn thực hiện trong từng giai đoạn, trong đó có thể bao gồm cả việc đề nghị
hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương dành cho CNTT.
Báo cáo kế hoạch ứng dụng và
phát triển CNTT của bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải kèm theo biểu số liệu được
tổng hợp theo mẫu Báo cáo đầu tư ứng dụng và phát triển CNTT giai đoạn
2000-2004 (biểu 01KH-CNTT gửi kèm).
3. Công tác lập, thẩm định và
phê duyệt dự án về ứng dụng và phát triển CNTT.
Việc lập, thẩm định và phê duyệt
dự án về ứng dụng và phát triển CNTT thực hiện theo các quy định của Quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành (Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số
12/2000/NĐ-CP và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ).
Đề cương xây dựng dự án (Phụ lục
2), lưu ý thêm một số nội dung cụ thể để các đơn vị tham khảo khi lập báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án ứng dụng và phát triển CNTT.
PHỤ LỤC 2
ĐỀ
CƯƠNG XÂY DỰNG DỰ ÁN ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CNTT
(Kèm theo công văn số 962/BBCVT-KHTC ngày 6/6/2003 của Bộ Bưu chính, Viễn
thông)
Tên
đơn vị …
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
|
…,
ngày tháng năm
|
DỰ
ÁN: ……………….
Mục lục của bản dự án
Lời mở đầu:
Đưa ra một cách khái quát những
lý do dẫn tới việc hình thành dự án, đồng thời cung cấp một số thông tin cơ bản
về ý đồ (mục đích) đầu tư;
I. NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN
THIẾT ĐẦU TƯ
1.1. Tình hình, đặc điểm hoạt động
của đơn vị:
- Nêu địa vị pháp lý của chủ đầu
tư (Chức năng, nhiệm vụ, qui mô, tổ chức hoạt động,… của đơn vị).
- Đối với các hoạt động đầu tư
kinh doanh cần đánh gía tình hình kinh doanh và những kết quả đã đạt được trong
3 năm gần đây nhất.
1.2. Tình hình, đặc điểm kinh tế
- xã hội khu vực cần đầu tư.
1.3. Thực trạng về ứng dụng và
phát triển CNTT tại khu vực cần đầu tư (đối với doanh nghiệp kinh doanh về
CNTT) hoặc tại đơn vị (đối với các đơn vị không kinh doanh về CNTT).
- Cần đánh gía cụ thể hiện trạng
về các mặt: kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian
quan, tình hình về công nghệ - kỹ thuật, năng lực hệ thống, tổ chức quản lý,
khai thác, hiệu quả; những tồn tại và khó khăn.
- Những nội dung hoạt động của
đơn vị cần được ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động;
- Những hạn chế, khó khăn và
nguyên nhân trong ứng dụng và phát triển CNTT trong thời gian qua.
1.4. Nhu cầu của thị trường, xã
hội đối với lĩnh vực dự án đầu tư (chủ yếu đối với các đơn vị kinh doanh về
CNTT).
- Đánh giá tổng quát nhu cầu của
thị trường về sản phẩm, dịch vụ của dự án, bao gồm cả nhu cầu hiện tại và dự
báo tương lai; đánh giá các nguồn đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của thị
trường về sản phẩm, dịch vụ của dự án;
- Những nội dung hoạt động của
đơn vị cần được ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động;
1.5. Các căn cứ pháp lý làm cơ sở
xây dựng dự án:
Trình bày các mục tiêu, định hướng,
(văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn) chỉ đạo của cấp có thẩm quyền thể hiện
trong:
- Các văn bản về qui hoạch, kế
hoạch của cấp có thẩm quyền về phát triển ngành, địa phương;
- Các văn bản về chủ trương ứng
dụng và phát triển CNTT liên quan đến đơn vị;
- Các văn bản khác.
II. TÓM TẮT DỰ ÁN
2.1. Tựa đề của dự án.
2.2. Chủ dự án.
2.3. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu.
2.4. Nội dung, quy mô đầu tư,
công suất - năng lực thiết kế.
2.5. Sản lượng khi sản xuất ổn định
(đối với đơn vị kinh doanh)
2.6. Nguồn nguyên liệu cung cấp
(đối với đơn vị kinh doanh)
2.7. Hình thức đầu tư.
2.8. Địa điểm xây dựng.
2.9. Giải pháp xây dựng.
2.10. Thời gian khởi công hoàn
thành dự án.
Tổng vốn đầu tư và các nguồn vốn.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ.
Hiệu quả kinh tế xã hội của dự
án.
III. THUYẾT MINH CÁC NỘI DUNG
CHÍNH CỦA DỰ ÁN.
3.1. Phân tích về thị trường (đối
với các đơn vị kinh doanh).
- Những kết quả nghiên cứu về thị
trường đối với các sản phẩm, dịch vụ của dự án;
- Phương án sản phẩm. dịch vụ
(tên gọi, tính năng, đặc điểm, qui cách, hình thức, chất lượng,.. của sản phẩm,
dịch vụ);
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ của dự án,… trên thị trường.
3.2. Nội dung, quy mô đầu tư (Tuỳ
từng lĩnh vực để xác định nội dung đầu tư dự án cho phù hợp).
Đối với các dự án ứng dụng CNTT
trong quản lý cần chú ý xác định cụ thể nội dung, quy mô đầu tư về thiết bị, phần
mềm cần xây dựng, mua sắm; xây dựng cơ sở dữ liệu, nhu cầu đào tạo, khai thác,
triển khai,…
Các dự án về đào tạo nguồn nhân
lực cần xác định năng lực của cơ sở đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức, thời
gian đào tạo,…
3.3. Lựa chọn giải pháp về công
nghệ và kỹ thuật.
- Phân tích các loại công suất của
dự án và những nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó lựa chọn năng lực (công suất hoạt
động) tối ưu, khả thi.
- Phân tích các phương án công
nghệ hiện có trên các mặt: tính hiện đại, tính kinh tế, tính phù hợp,.. và lựa
chọn phương án công nghệ tốt nhất, hiệu quả nhất.
- Phương án chuyển giao công nghệ
(nội dung chuyển giao, điều kiện tiếp nhận,..).
- Lựa chọn thiết bị cần mua sắm
(chủng loại, cấu hình kỹ thuật, điều kiện rắp ráp, bảo hành, đào tạo sử dụng,..);
lựa chọn phần mềm và giải pháp xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu,…
3.4. Tác động của dự án đến môi
trường và giải pháp bảo về môi trường.
- Tác động của dự án đối với môi
trường (tiếng ồn, nhiệt độ, không khí, chất thải,…);
- Phương án bảo vệ môi trường.
3.5. Tổ chức lao động, quản lý,
khai thác dự án.
Tuỳ thuộc từng lĩnh vực đầu tư,
dự án cần trình bày cụ thể về phương án tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao
kỹ thuật; phương pháp tuyển dụng, tổ chức lại lao động, phân công, phân cấp việc
quản lý, khai thác các sản phẩm do đầu tư dự án đem lại.
3.6. Hình thức đầu tư.
- Phân tích, so sánh các hình thức
đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp cho dự án (đầu tư mới, mở rộng, cải
tạo,…). Cần chú ý thuyết minh những kế thừa các điều kiện có sẵn của đơn vị,
ngành;
- Đối với hoạt động kinh doanh cần
phân tích, lựa chọn loại hình doanh nghiệp thực hiện dự án cho phù hợp và hiệu
quả (công ty, liên doanh,…)
3.7. Tổ chức và quản lý dự án.
Cần xác định việc tổ chức quản
lý dự án theo từng giai đoạn (nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện
dự án, giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển giao,…).
Xác định cụ thể hình thức quản
lý dự án (Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án, chìa khoá trao tay, tự
thực hiện,..) đối với toàn bộ dự án hoặc từng phần của dự án.
Trong trường hợp có các nội dung
dự án phải thực hiện đấu thầu theo quy định, dự án cần trình bày kế hoạch thầu
(tên gói thầu, gía trị thầu, hình thức chọn thầu, phương thức đấu thầu, thời
gian tổ chức đấu thầu,..).
3.8. Tài chính dự án và hiệu quả
đầu tư.
a. Dự toán kinh phí đầu tư:
Cần xác định nội dung chi cho từng
hạng mục, nội dung đầu tư của dự án và phải có phụ lục giải trình căn cứ, cách
tính chi phí của dự án. Trên cơ sở đó tổng hợp thành các nhóm chi (xây lắp, thiết
bị, XDCB khác).
b. Cân đối nguồn vốn:
- Xác định các nguồn vốn đảm bảo
thực hiện dự án, bao gồm:
+ Vốn Ngân sách trung ương;
+ Vốn ngân sách địa phương;
+ Vốn ODA;
+ Vốn vay ngân hàng
+ Vốn tự có của đơn vị
+ Vốn khác.
c. Hiệu quả đầu tư dự án
Hiệu quả kinh tế.
Đối với các dự án kinh doanh về
CNTT, dự án phải xác định phương án hoàn vốn đầu tư.
Hiệu quả xã hội.
3.2.Hiệu quả về xã hội và trong
quản lý.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Khẳng định ưu điểm và tính khả
thi của dự án.
2. Những thuận lợi và khó khăn
khi triển khai dự án.
3. Kiến nghị (về chấp nhận đầu
tư, vốn,…)
Các phụ lục kèm theo.
1. Phụ lục về danh mục thiết bị
cần đầu tư
2. Phụ lục về phần mềm cần đầu
tư (nếu có).
3. Phụ lục về căn cứ và cách
tính dự toán kinh phí.
4. Phụ lục các văn bản pháp quy
liên quan.
5. Phụ lục dự kiến thành phần
tham gia Ban quản lý dự án./.