Công văn 8999/CT-TT&HT về chính sách thuế khi hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 8999/CT-TT&HT
Ngày ban hành 07/09/2012
Ngày có hiệu lực 07/09/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Thanh Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8999/CT-TT&HT
V/v chính sách thuế khi hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.

Bình Dương, ngày 07 tháng 9 năm 2012

 

Kính gửi:

Công ty TNHH Pung Kook Sài Gòn III
Địa chỉ: KP 1A, An Phú, Thuận An, Bình Dương
MST: 3700749015

 

Cục Thuế có nhận công văn của Công ty về việc các thủ tục pháp lý và chính sách thuế liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

Qua nội dung công văn nói trên, Cục Thuế có ý kiến như sau:

1/ Tại Luật Doanh nghiệp quy định:

- Điều 152. Hợp nhất doanh nghiệp:

1. Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

- Điều 153. Sáp nhập doanh nghiệp:

1. Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”.

Vậy, việc lựa chọn hình thức sáp nhập hoặc hợp nhất 3 doanh nghiệp cùng loại hình hoạt động với nhau là do Công ty tự quyết định. Về thủ tục pháp lý để hợp nhất hoặc sáp nhập, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan cấp giấy phép để được hướng dẫn cụ thể.

2/ Tại điểm 2 và điểm 9 Điều 18 Chương VI Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính quy định:

2. Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.”

9. Doanh nghiệp thành lập từ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bị chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và được kế thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vậy, trường hợp sau khi hợp nhất, sáp nhập nếu vẫn đáp ứng các điều kiện về ưu đãi thuế TNDN thì Công ty mới sau khi chuyển đổi tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại. Công ty phải hạch toán riêng thu nhập của từng hoạt động được hưởng ưu đãi theo từng mức ưu đãi khác nhau.

Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất mà các Công ty bị sáp nhập, hợp nhất vẫn còn lỗ thì được tiếp tục chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của Công ty nhận sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 9 Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC nói trên.

3/ Tại điểm 4 Điều 4 Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính quy định việc đánh giá lại TSCĐ trong các trường hợp sau:

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.”

- Tại điểm 14 Điều 7 Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính quy định:

14. Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, được xác định cụ thể như sau:

Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản (không bao gồm quyền sử dụng đất) là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại.

Vậy, khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì phải thực hiện đánh giá lại tài sản của từng doanh nghiệp bị hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp sau khi đánh giá lại tài sản có phát sinh thu nhập, thì từng doanh nghiệp phải kê khai vào thu nhập khác để tính thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định khi lập hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất.

4/ Việc Công ty mới sau khi sáp nhập, hợp nhất có nhập khẩu vật tư và bán hàng hóa xuất khẩu nhưng địa điểm giao, nhận hàng hóa tại các phân xưởng thì đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn..

Cục Thuế báo cho Công ty biết để thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- P. TTHT;
- Lưu HC-TV.
(120827/108/97282)

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Võ Thanh Bình

 

 

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ