Kính
gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 20/11/2012, Quốc hội đã thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/2013.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn
trương phối hợp với các cơ quan hữu
quan trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý
thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và ban hành
Thông tư hướng đẫn thực hiện. Để
các quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trong khi chờ cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
một số nội dung được áp dụng từ ngày 1/7/2013 như sau:
A. Về khai thuế
GTGT theo quý
1. Đối tượng
khai thuế GTGT theo quý:
- Khai thuế
theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.
Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu
hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện
theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp
theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề để
thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác
định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý để thực hiện
khai thuế theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì không phải kê
khai thuế GTGT tháng 7/2013 mà thực hiện kê khai quý III/2013 (thuế GTGT phải nộp ngân sách tháng 7, tháng 8, tháng 9/2013) chậm
nhất là ngày 30/10/2013. Trường hợp không đủ điều kiện khai theo quý thì thực
hiện khai thuế GTGT tháng 7/2013 chậm nhất là ngày 20/8/2013 theo quy định hiện
hành.
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện
và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì
gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của
tháng 7/2013.
2. Thời kỳ
khai thuế theo quý:
Việc thực hiện khai thuế theo quý hay
theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng
chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày
31/12/2016.
3. Cách xác định
doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định
đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý:
Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ được xác định là Tổng doanh thu
trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch
(bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế
giá trị gia tăng).
Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn
vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu
của đơn vị trực thuộc.
B. Các nội dung
liên quan đến gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, tính tiền chậm nộp đối với
việc chậm nộp tiền thuế
I. Nộp dần tiền
thuế nợ
1. Điều kiện
nộp dần tiền thuế nợ
1.1. Cơ quan
thuế đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế nhưng người nộp thuế không có khả năng nộp đủ trong một lần số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp bao gồm
tiền chậm nộp tiền thuế và tiền chậm nộp tiền phạt (sau đây gọi tắt là tiền thuế).
1.2. Có bảo
lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ
chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm về việc đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
1.3. Văn bản
bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh...) của bên bảo lãnh với cơ quan thuế
liên quan (bên nhận bảo lãnh phải có phải cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực
hiện nộp thay vô điều kiện và ngay
lập tức toàn bộ tiền thuế được bảo lãnh cho người nộp thuế (bên được bảo lãnh)
khi người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế
theo quy định tại Điều này.
Văn bản bảo lãnh phải bao gồm các nội
dung chính theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và phải có các nội
dung cơ bản sau đây: tên, mã số thuế, tài khoản tiền gửi, địa chỉ, số điện thoại,
số fax của người nộp thuế được bảo lãnh; tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại,
số fax của bên bảo lãnh; căn cứ bảo lãnh; loại thuế, số tiền thực hiện bảo
lãnh; ngày phát hành bảo lãnh; giá
trị hiệu lực của văn bản bảo lãnh; thời hạn nộp số thuế được bảo lãnh; cam kết
của bên bảo lãnh. Nếu quá thời hạn nộp thuế theo quy định thì bên bảo lãnh phải
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 2 Điều 114
Luật Quản lý thuế.
Văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh phải
được ký bởi: người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, người quản lý
rủi ro hoạt động bảo lãnh, người thẩm định khoản bảo lãnh. Việc ủy quyền ký văn bản bảo lãnh (nếu có) phải được ban hành bằng
văn bản và đảm bảo phù hợp với quy
định của pháp luật.
1.4. Người nộp
thuế phải cam kết chia đều số tiền
thuế được bảo lãnh để nộp dần theo tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng.
2. Trách nhiệm
của người nộp thuế và bên bảo lãnh
2.1. Người nộp
thuế phải nộp tiền chậm nộp phát sinh trên số tiền thuế được nộp dần theo mức
0,05% mỗi ngày được nộp dần.
2.2. Trường hợp
quá thời hạn nộp dần tiền thuế từng tháng mà người nộp thuế chưa nộp thì bên bảo
lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm: toàn bộ số tiền thuế
được chấp thuận nộp dần; tiền chậm nộp phát sinh trên số tiền thuế được nộp dần
theo mức 0,05 % mỗi ngày được nộp dần và 0,07% mỗi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp dần tiền thuế theo cam kết.
2.3. Trường hợp quá thời hạn nộp dần tiền thuế mà người nộp
thuế không nộp hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp thay, trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, cơ quan thuế có văn bản
gửi tổ chức bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
3. Thủ tục, hồ
sơ nộp dần tiền thuế nợ
3.1. Văn bản
của người nộp thuế đề nghị nộp dần tiền thuế nợ, trong đó nêu rõ số tiền thuế
còn nợ, số tiền thuế đề nghị được
nộp dần, thời gian đăng ký nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền
thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
3.2. Văn bản
bảo lãnh của bên bảo lãnh về số tiền thuế nợ đề nghị nộp dần.
3.3. Quyết định
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có liên quan đến
khoản tiền thuế đề nghị nộp dần.
4. Thẩm quyền
giải quyết
Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực
tiếp người nộp thuế quyết định số tiền thuế được nộp dần, thời hạn nộp dần.
5. Thời hạn giải quyết:
5.1. Trường hợp
hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ
quan thuế quản lý trực tiếp có văn bản gửi người nộp thuế:
- Quyết định
việc nộp dần tiền thuế nợ nếu người nộp thuế đủ điều kiện nêu trên.
- Thông báo
không chấp thuận việc nộp dần tiền
thuế nợ nếu người nộp thuế không đủ điều kiện nêu trên.
Trường hợp phát hiện văn bản bảo lãnh
có dấu hiệu không hợp pháp, cơ quan thuế có văn bản trao đổi với bên bảo lãnh để
xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
5.2. Trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ,
cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ
sơ.
Người nộp thuế phải hoàn chỉnh hồ sơ trong
thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hồ sơ của cơ
quan thuế. Nếu người nộp thuế
không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện cưỡng chế thuế theo quy định.
II. Tính tiền
chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường
hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế bao gồm:
1.1. Người nộp
thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời
hạn ghi trong thông báo của cơ
quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý của cơ quan thuế.
1.2. Người nộp
thuế nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn,
số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước, nhưng người nộp thuế đã phát hiện ra sai sót và tự
giác khai bổ sung, nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước bao gồm cả
trước thời điểm cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố quyết định
kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc sau khi cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra.
1.3. Người nộp
thuế, nộp thiếu tiền thuế do khai
sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của
các kỳ kê khai trước do cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện.
1.4. Trường hợp
cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp của người nộp thuế
nhưng không chuyển số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm
nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước đến ngày số tiền
thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà nước theo quy định.
2. Các trường
hợp điều chỉnh giảm tiền chậm nộp
2.1. Trường hợp
người nộp thuế phát sinh thuế GTGT phải nộp vãng lai theo quy định nhưng chưa nộp
đúng thời hạn quy định thì chỉ tính
tiền chậm nộp đối với số thuế phải nộp khi khai tổng hợp tại trụ sở chính.
2.2. Trường hợp
các khoản tiền thuế nợ phát sinh do sai sót đã được cơ quan thuế, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác nhận bằng biên bản và đang được cơ quan thuế điều chỉnh
thì không tính tiền chậm nộp.
2.3. Trường hợp
người nộp thuế có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế xác định theo kết quả giải quyết
khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người
nộp thuế được điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp tương ứng với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
2.4. Trường hợp
người nộp thuế được gia hạn nộp thuế nhưng cơ quan thuế đã tính tiền chậm nộp của
thời kỳ được gia hạn trước khi ban hành quyết định gia hạn.
Việc điều chỉnh số tiền chậm nộp trên
cơ sở đề nghị bằng văn bản của người nộp thuế, cơ quan thuế đã xem xét và chấp
thuận bằng thông báo (trừ trường hợp quy định tại điểm 2.4 Khoản này).
3. Xác định
tiền chậm nộp tiền thuế
Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm
nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo
mức quy định tại Khoản 32, Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế
Trường hợp người nộp thuế không tự
xác định hoặc xác định không đúng
số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số tiền chậm nộp
và thông báo cho người nộp thuế biết, cụ thể như sau:
3.1. Đối với
khoản tiền thuế nợ phát sinh sau ngày 01/07/2013:
0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế
chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp
thuế đến ngày thứ chín mươi (90).
0,07% mỗi
ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
kể từ ngày chậm nộp thứ chín mươi mốt (91) trở đi.
3.2. Đối với
khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/07/2013 nhưng sau ngày 01/07/2013 vẫn
chưa nộp thì tiền chậm nộp được tính như sau: trước ngày 01/07/2013 thì thực hiện
theo Luật Quản lý thuế; từ ngày 01/07/2013 trở đi thực hiện theo Luật sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Luật Quản
lý thuế.
3.3. Số ngày
chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật)
được tính từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế đến ngày người nộp thuế nộp
đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà
nước.
4. Hàng
tháng, quý nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn
nợ của các tháng, quý trước đó, cơ quan thuế thông báo số tiền thuế nợ, số tiền
chậm nộp còn phải nộp tính đến ngày cuối tháng, quý trước.
C. Các nội dung
liên quan đến quản lý thuế TNCN, hộ khoán, cá nhân cho thuê tài sản.
I. Về việc
xác định khai thuế TNCN theo tháng hoặc theo quý
Từ 1/7/2013 việc xác định khai thuế
theo tháng hoặc quý đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện như sau:
1. Đối với tổ chức, cá nhân trả
thu nhập đã hoạt động từ trước 1/7/2013
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã hoạt
động từ trước 01/7/2013 đã xác định hình thức khai thuế TNCN theo quý hoặc theo
tháng cho cả năm 2013 thì từ tháng
7/2013 điều chỉnh lại theo thực tế phát sinh. Cụ thể như sau:
VD1: Công ty A từ tháng 7/2013 nếu được xác định thuộc diện khai thuế GTGT
theo quý thì trong 6 tháng cuối
năm Công ty A thực hiện khai thuế TNCN theo quý, kể cả trường hợp đã xác định
hình thức khai thuế TNCN theo tháng từ đầu năm 2013, kể cả trong 6 tháng cuối
năm 2013 có phát sinh khấu trừ thuế
TNCN của một loại tờ khai bất kỳ trên 50 triệu đồng.
VD2: Công ty A từ tháng 7/2013 được
xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng, đồng thời trước 1/7/2013 đã xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.
Tháng 7/2013 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN là
50 triệu đồng thì Công ty A tiếp tục khai thuế TNCN theo tháng cho 6 tháng cuối
năm 2013.
VD3: Cũng với trường hợp Công ty A tại VD2 nhưng tháng 7/2013 phát sinh khấu
trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN và Tờ khai 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu
đồng thì Công ty A điều chỉnh lại hình thức khai thuế theo quý để áp dụng cho 6
tháng cuối năm 2013.
2. Đối
với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thành lập và hoạt động từ 01/7/2013
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thành lập
và hoạt động từ 01/7/2013 thực hiện
xác định hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý theo nguyên tắc tại điểm a nêu
trên để áp dụng cho 6 tháng cuối năm 2013.
II. Đối với
doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp
Từ 01/7/2013 việc khấu trừ thuế TNCN
đối với cá nhân tham gia mạng lưới
bán hàng đa cấp (cá nhân bán hàng đa cấp) áp dụng theo biểu tỷ lệ đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm.
III. Đối với
cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế
- Từ 1/7/2013
các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện khai thuế trực tiếp
với cơ quan thuế thực hiện khai thuế theo quý.
- Từ 1/7/2013
các cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh là đối tượng không cư trú nhưng có địa điểm
kinh doanh cố định trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện khai thuế như đối với cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh là đối tượng cư
trú.
IV. Đối với
chuyển nhượng bất động sản
- Đối với cá
nhân chuyển nhượng bất động sản và làm thủ tục chuyển nhượng từ 1/7/2013 thì thời
điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm
cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng
tại cơ quan có thẩm quyền (trước 1/7/2013 là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng
có hiệu lực).
- Đối với cá nhân chuyển nhượng bất động sản, làm
thủ tục chuyển nhượng từ 1/7/2013
và cơ quan thuế đã xác định theo thuế suất thuế TNCN 2% thì không điều chỉnh lại
theo thuế suất 25% trên chênh lệch.
V. Đối với thu
nhập từ thừa kế, quà tặng
Đối với cá nhân có thu nhập từ thừa kế,
quà tặng là bất động sản làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu bất động sản là thừa kế,
quà tặng từ 1/7/2013 thì thời điểm
xác định thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng
ký.
VI. Đối với thu
nhập từ chuyển vốn của cá nhân cư trú
Đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển
nhượng phần vốn góp và làm thủ tục
chuyển nhượng tại cơ quan có thẩm quyền từ 1/7/2013 thì thời điểm xác định thu
nhập từ chuyển nhượng vốn là thời
điểm cá nhân làm thủ tục chuyển nhượng.
VII. Đối với cá
nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Đối với cá nhân không cư trú nếu có chuyển nhượng phần vốn góp từ 1/7/2013 thì không phải
khai thuế TNCN trực tiếp với cơ
quan thuế mà bên nhận chuyển nhượng
có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập cho cá nhân chuyển nhượng.
VIII. Đối với hộ
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
- Đối với hộ
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đã hoạt động trước 1/7/2013 và được cơ quan thuế xác định số thuế khoán phải nộp của
năm 2013 thì không điều chỉnh lại tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN.
- Đối với hộ
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp, khoán thành lập và hoạt động từ 1/7/2013
thực hiện khai thuế khoán và áp dụng tỷ lệ thuế GTGT theo công văn số
763/BTC-TCT ngày 16/1/2009, tỷ lệ thu nhập chịu thuế theo công văn số
15908/BTC-TCT ngày 26/12/2008.
- Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số từ 1/7/2013 phải
khai thuế GTGT, thuế TNCN theo từng lần phát sinh trên hóa đơn và nộp thuế
GTGT, thuế TNCN trước khi nhận, hóa đơn.
- Đối với hộ
mới ra kinh doanh từ ngày 01/7/2013, mức doanh thu không phải nộp thuế giá trị
gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán được xác định căn cứ:
theo mức lương tối thiểu chung theo quy định của chính phủ (có hiệu lực trong
năm 2013) về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công
ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và
các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; và tỷ lệ thu nhập chịu thuế
TNCN theo công văn số 15908/BTC-TCT ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.
Mức doanh thu không phải nộp thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập cá
nhân theo phương pháp khoán được xác định như sau:
Mức
doanh thu theo tháng không phải nộp thuế theo phương pháp khoán
|
=
|
Mức
lương tối thiểu chung
|
Tỷ lệ
thu nhập chịu thuế TNCN
|
IX. Đối với cá
nhân cho thuê tài sản
Từ 1/7/2013, cá nhân có thu nhập từ
cho thuê tài sản được lựa chọn một trong hai hình thức khai thuế theo quý hoặc khai thuế theo từng lần phát sinh không phân biệt hợp đồng đã ký từ trước 1/7/2013, không phân biệt
kỳ thanh toán trên hợp đồng.
X. Đối với cấp
MST cho người phụ thuộc
- Đối với người
phụ thuộc phát sinh từ 1/7/2013 và người nộp thuế phải khai đầy đủ thông tin
theo mẫu 16/ĐK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư thay thế Thông tư số
28/2011/TT-BTC. Trên cơ sở thông tin trên mẫu 16/ĐK-TNCN cơ quan thuế thực hiện
cấp MST cho người phụ thuộc và thông báo cho người nộp thuế biết.
- Đối với người
phụ thuộc đã phát sinh trước 1/7/2013 thì tạm thời được tiếp tục tính giảm trừ gia cảnh. Cơ quan thuế sẽ cấp MST cho đối tượng này
vào thời điểm quyết toán năm 2013.
Việc hướng dẫn thực hiện chi tiết sẽ
thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế triển
khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ PC-BTC;
- Các Vụ/đơn vị thuộc TCT;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS (2b)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|