Công văn 777/BTĐKT-VI thực hiện chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành
Số hiệu | 777/BTĐKT-VI |
Ngày ban hành | 21/04/2010 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2010 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương |
Người ký | Trần Thị Hà |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BAN
THI ĐUA-KHEN THƯỞNG TRUNG ƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 777/BTĐKT-VI |
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2010 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể
trung ương; |
Những năm vừa qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Nhìn chung, phong trào thi đua đã phát triển sâu, rộng trong cả nước, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia; công tác khen thưởng đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, còn một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc Luật Thi đua, Khen thưởng và văn bản hướng dẫn về thẩm quyền tổ chức, phát động phong trào thi đua và ban hành các hình thức khen thưởng; việc bình xét, công nhận danh hiệu thi đua chưa đảm bảo tiêu chuẩn; công tác khen thưởng còn nể nang, cào bằng, chưa quan tâm người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác … làm giảm tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong quần chúng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nội dung sau:
1. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra trong hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị và công tác chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua năm 2009, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; đẩy mạnh các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương phát động, tạo khí thế sôi nổi trong cơ quan, đơn vị và động viên nhân dân, cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội do Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra, lập thành tích thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng các cấp.
Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền phát động phong trào thi đua; không ủy quyền cho cá nhân, cơ quan không có thẩm quyền đứng ra tổ chức phát động phong trào thi đua. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm kịp thời các phong trào đã được phát động.
2. Xem xét chặt chẽ các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền, đảm bảo việc khen thưởng đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định, tránh tràn lan, cào bằng (nhất là việc công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”). Thực hiện công khai, dân chủ trong khen thưởng; đảm bảo các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải thực sự tiêu biểu xuất sắc. Từ năm 2010, mỗi Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và có hiệu quả công tác khen thưởng cho công nhân, nông dân và người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác.
3. Phát hiện, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của tập thể và nhân dân; chiến đấu và phục vụ chiến đấu; đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội …. Tùy theo thành tích, mức độ ảnh hưởng để có hình thức khen thưởng phù hợp như giấy khen, Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng thưởng Bằng khen, Huân chương đối với những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc. Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng và phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, nêu gương trong quần chúng.
Đối với khen thưởng phong trào thi đua theo đợt (hoặc chuyên đề), chủ yếu áp dụng các hình thức khen thuộc thẩm quyền của cấp phát động phong trào thi đua; những tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng thưởng Bằng khen, Huân chương. Đối tượng khen thưởng bao gồm tập thể, cá nhân trong và ngoài cơ quan phát động phong trào thi đua; cần lưu ý khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho tập thể nhỏ, cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là chủ yếu.
4. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định hiện hành về thẩm quyền ban hành các hình thức khen thưởng. Trong khi Luật Thi đua, Khen thưởng chưa được sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương không ban hành cờ thi đua, bằng khen, kỷ niệm chương, huy hiệu; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không ban hành kỷ niệm chương, huy hiệu.
5. Tập trung chỉ đạo tổ chức Đại hội thi đua yêu nước, Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp theo đúng kế hoạch, đảm bảo yêu cầu về nội dung, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.
6. Thường xuyên quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng theo quy định; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước nâng cao chất lượng công tác tham mưu và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách.
Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương trân trọng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG
BAN |