Công văn số 730/TP-PBGDPL ngày 3/06/2003 của Bộ Tư pháp về việc phổ biến Pháp lệnh phòng, chống mại dâm

Số hiệu 730/TP-PBGDPL
Ngày ban hành 03/06/2003
Ngày có hiệu lực 03/06/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Duy Lãm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 730/TP-PBGDPL
V/v Phổ biến pháp lệnh Phòng, chống mại dâm

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2003

 

Kính gửi :

 

- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành

Ngày 17 tháng 3 năm 2003. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm. Ngày 31 tháng 3 năm 2003, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 10/2003/L/CTN công bố Pháp lệnh. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng thể hiện quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống mại dâm. Sự ra đời của Pháp lệnh góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam.

Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn đề cương giới thiệu Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm để làm tài liệu giúp các Sở Tư pháp và tổ chức pháp chế các Bộ, ngành tổ chức phổ biến, giới thiệu Pháp lệnh này. Đề nghị các Sở Tư pháp và tổ chức pháp chế các Bộ, ngành phối hợp với các cơ quan chức năng quán triệt và phổ biến Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm một cách sâu rộng đến từng cán bộ, công chức, các lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân.

 

 

TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
VỤ TRƯỞNG VỤ PBGDPL




Nguyễn Duy Lãm

 

                 BỘ TƯ PHÁP                           BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT   CỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

 

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 17 tháng 3 năm 2003 tại phiên họp thứ 7. Ngày 31 tháng 3 năm 2003, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 10/2003/L/CTN công bố Pháp lệnh.

Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm được ban hành với mục đích góp phần bảo vệ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, xây dựng và phát triển con người Việt Nam.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHÁP LỆNH PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM

1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm

Hiện nay số đối tượng có hành vi bán dâm theo ước tính ở các địa phương khoảng 51.000 người, tăng 0.9% so với năm 2001. So sánh số đối tượng có hồ sơ quản lý với số ước tính, tỷ lệ quản lý được chỉ chiếm 32,7%. Thực tế này cho thấy việc kiểm soát và ngăn chặn hoạt động mại dâm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Tệ nạn mại dâm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là ở các thành phố lớn, các khu du lịch, nghỉ mát và đang có xu hướng lây lan đến các vùng ven đô, các địa bàn giáp ranh, các khu công nghiệp, các tuyến giao thông đường bộ, các công trình xây dựng... Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài làm mại dâm ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo của các địa phương, tình hình mại dâm là người chưa thành niên vẫn tiếp tục gia tăng do bọn chủ chứa, môi giới biết rằng theo pháp luật chính quyền không thể đưa những đối tượng này vào cơ sở chữa bệnh được. Các đối tượng này sau khi bị bắt phải thả ra thì hầu hết lại tái phạm.

Tình trạng người bán dâm nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS vẫn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương. Trong số các đối tượng đang được quản lý tại các cơ sở chữa bệnh có 24,4% nhiễm HIV/AIDS và 19,9% nghiện ma tuý. Tỷ lệ nhiễm HIV.AIDS ở trung tâm một số tỉnh rất cao như: Cần Thơ (59.5%), Hà Nội (48,5%), thành phố Hồ Chí Minh (34,1%), Hải Phòng (24,2%). Tỷ lệ nghiên ma tuý ở trung tâm Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh là 36%, trung tâm 05 - Hải Phòng là 42,4%...

Đối tượng bán dâm là nam giới, pêđê cũng đang diễn ra khá phức tạp, có chiều hướng lan nhanh ở một số địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu... Đã xuất hiện những ổ chức mại dâm nam hoạt động chặt chẽ, có tổ chức với quy mô lớn.

Năm 2002, lực lượng và các cơ quan chức năng đã tổ chức triệt phá 1.296 vụ tổ chức hoạt động mại dâm (giảm 18% so với năm 2001), bắt 5.599 đối tượng có liên quan, trong đó có 983 chủ chứa và môi giới, 3.203 đối tượng bán dâm, 1.413 người mua dâm. Nhiều tụ điểm, ổ nhóm mại dâm phức tạp ở một số địa phương đã được triệt phá.

Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao trong năm 2002 đã thụ lý và xét xử:

- Tội chứa mại dâm: phát hiện và khởi tố 861 vụ/1074 bị can, giảm 105 vụ/1074 bị can so với cùng kỳ năm 2001. Đã xét xử 594 vụ với 760 bị cáo, trong đó, án treo: 60 bị cáo (7,9%); 7 năm tù trở xuống: 599 bị cáo (78,8%); tù trên 7 năm - 10 năm: 69 bị cáo (9%); trên 10 năm - 20 năm: 31 bị cáo (4%). Về đặc điểm tội phạm: 1,8% tái phạm, trong đó 40,5% là nữ, 24,3% trong độ tuổi từ 18 - 30.

- Tội môi giới mại dâm: phát hiện và khởi tố 153 vụ/199 bị can, tăng so với cùng kỳ năm 2001 là 144 vụ. Đã xét xét 72 vụ với 102 bị cáo, trong đó 17,6% án treo, 76,5% án tù 7 năm trở xuống. Về nhân thân: 28,4% bị cáo là nữ, 34,3% tuổi 18-30.

- Tội mua dâm người chưa thành niên: phát hiện và khởi tố 12 vụ với 14 bị can, tăng 5 vụ so với năm 2001. Thụ lý và xét xử 7 vụ với 10 bị cáo.

2. Yêu cầu tăng cường pháp luật Phòng, chống mại dâm

Trong những năm gần đây, tệ nạn mại dâm vẫn tiếp tục gia tăng và biến dạng dưới nhiều hành thức tinh vi, xảo quyệt; hoạt động có tổ chức, thậm chí có những đường dây xuyên quốc gia. Đây là một vấn đề bức xúc đã được đề cấp nhiều trên công luận và trong các kỳ họp Quốc hội.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp, trong đó có biện pháp pháp lý nhằm phòng ngừa và đấu tranh chống tệ nạn mại dâm, song các giải pháp đó chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để ngăn chặn tệ nạn này. Hiện đã có nhiều văn bản pháp luật đề cập đến vấn đề này như Bộ Luật Hình sự. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, một số nghị quyết, Nghị định của Chính phủ... Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi và áp dụng pháp luật có liên quan đến phòng chống mại dâm không thống nhất, phụ thuộc vào từng địa phương và giai đoạn cụ thể. Hơn nữa, các quy định này cũng chưa điều chỉnh hết các quan hệ phức tạp trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm hiện nay. Do vậy, cần thiết phải tăng cường hệ thống pháp luật nhằm tạo ra khung pháp lý thống nhất thi hành trên toàn quốc cùng với các quy định của Bộ luật Hình sự về tội phạm liên quan đến mại dâm nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng, chống mại dâm, hạn chế tới mức tối đa tệ nạn này.

Ở phạm vi thế giới, cộng đồng quốc tế cũng đang có những nỗ lực trong cuộc đấu tranh phòng, chống mại dâm Liên Hợp Quốc đã có nhiều Công ước. Nghị định thư hoạt động các Tuyến bộ đề cập tới vấn đề mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm như: Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về trấn áp tội buôn người và bóc lột người khác thông qua mại dâm, Chương trình hành động phòng chống việc buôn người vì mục đích thương mại... Việt Nam đã tham gia các Công ước và Chương trình nêu trên, đang triển khai các dự án quốc tế khu vực sông Mekông về lĩnh vực này.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ