Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Công văn số 728/BHXH-PThu về việc hướng dẫn quy trình điều chỉnh hồ sơ và thu hồi sổ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 728/BHXH-PThu
Ngày ban hành 24/04/2008
Ngày có hiệu lực 24/04/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Đỗ Quang Khánh
Lĩnh vực Bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 728/BHXH-PThu
V/v hướng dẫn quy trình điều chỉnh hồ sơ và thu hồi sổ BHXH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2008

 

Kính gửi:

- Các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH thành phố;
- Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

 

Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn quy trình điều chỉnh hồ sơ BHXH cho người lao động, thu hồi và quản lý sổ BHXH đối với các trường hợp người lao động thôi việc quá 1 năm không liên hệ để nhận lại sổ tại các đơn vị sử dụng lao động, như sau:

I. ĐIỀU CHỈNH HỒ SƠ BHXH:

A. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH.

1. Trường hợp hồ sơ BHXH sai lệch với hồ sơ gốc:

Đơn vị sử dụng lao động lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH gồm:

- Công văn của đơn vị giải trình và đề nghị điều chỉnh, kèm theo hồ sơ gốc.

- Danh sách điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT (mẫu 3b-TBH).

2. Trường hợp sai từ hồ sơ gốc:

- Công văn của đơn vị giải trình lý do, hoàn cảnh dẫn đến sai lệch; các căn cứ để điều chỉnh; khẳng định đã điều chỉnh lại hồ sơ gốc lưu tại đơn vị và đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh hồ sơ BHXH.

- Các căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung cần điều chỉnh như: văn bản tư pháp, giấy khai sinh, văn bằng, chứng chỉ, hộ khẩu thường trú, CMND…

- Trường hợp mượn hồ sơ người khác để đi làm: phải có bản khai của người cho mượn, có xác nhận của UBND xã (phường) nơi người cho mượn hồ sơ cư trú.

- “Danh sách điều chỉnh hồ sơ tham gia BHXH, BHYT” mẫu 3b-TBH.

Khi người lao động không còn làm việc tại đơn vị, nếu vì lý do khách quan, không thể quay về đơn vị cũ xin công văn giải trình thì trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH:

- Đơn đề nghị điều chỉnh, trong đó giải trình lý do, hoàn cảnh dẫn đến sai lệch, có xác nhận của UBND xã (phường) nơi cư trú.

- Các căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung điều chỉnh (như trên).

B. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT CỦA CƠ QUAN BHXH

1. Quy trình:

- Đơn vị (hoặc NLĐ) nộp hồ sơ cho cán bộ nghiệp vụ.

- Cán bộ nghiệp vụ kiểm tra đối chiếu và đề xuất hướng xử lý.

- Trưởng Phòng Thu hoặc Giám đốc BHXH quận, huyện phê duyệt để điều chỉnh. Riêng đối với những sai sót lớn (như trường hợp mượn hồ sơ lao động; tăng tuổi đời để giải quyết chế độ hưu trí…) thì phải trình Ban giám đốc BHXH thành phố phê duyệt trước khi thực hiện điều chỉnh.

- Cán bộ nghiệp vụ điều chỉnh hồ sơ, dữ liệu liên quan; đổi sổ hoặc điều chỉnh sổ BHXH cho người lao động.

2. Đổi sổ hoặc điều chỉnh nhân thân người lao động ghi tại trang 3 sổ BHXH:

2.1 Đổi sổ mới:

Khi các nội dung về nhân thân người lao động ghi trên trang 3 sổ BHXH bị tẩy xóa; sử dụng mực ghi không đúng quy định hoặc ghi bằng 2 thứ mực; ghi sai cả họ và tên, hoặc ghi sai từ 2 nội dung trở lên; đều phải đổi lại sổ mới.

Việc đổi sổ mới để điều chỉnh lại nội dung nhân thân người lao động thực hiện theo quy định hiện hành.

2.2 Ghi điều chỉnh các nội dung sai lệch tại trang 3 sổ BHXH.

[...]