Kính
gửi:
|
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.....................
- Chi cục QLCL Nông lâm sản và Thủy sản......................
|
Để triển khai có hiệu quả công tác
công khai kết quả phân loại A/B/C điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và xác nhận
sản phẩm kiểm soát theo chuỗi theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
và Đề án Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp
thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc; được sự đồng ý của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản triển khai chương trình thí điểm "Công khai
kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm
theo chuỗi", cụ thể như sau:
1. Mục tiêu: Cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ, kịp
thời thông tin tin cậy về kết quả kiểm tra, phân loại (A/B/C) điều kiện an toàn
thực phẩm nông lâm thủy sản đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; Sản phẩm
nông lâm thủy sản được kiểm soát trong toàn bộ chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực
phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đem lại
lợi ích cho các cơ sở sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng.
2. Phạm vi đối tượng
triển khai
- Sản phẩm nông lâm thủy sản: Tập
trung vào các sản phẩm nguy cơ cao, đang có nhiều bức xúc trong xã hội về an
toàn thực phẩm như: Rau, quả, chè; thịt gà, thịt lợn; thủy sản nuôi.
- Địa phương: Lựa chọn 10 tỉnh/ thành
phố trực thuộc trung ương đại diện các vùng sinh thái để triển khai.
3. Tiêu chí lựa
chọn địa phương triển khai
- Địa phương tích cực và hiệu quả
trong việc triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư số
01/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư số
59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Địa phương đã cơ bản hoàn thiện nội
dung đầu ra triển khai xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản
an toàn;
4. Các hoạt động triển
khai bao gồm
Hoạt động 1: Công khai kết quả kiểm tra, phân loại A/B/C và thông tin chứng nhận đủ
điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (lựa chọn các hình thức công khai phù hợp với
tình hình thực tế tại từng địa phương, tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh từng
loại sản phẩm: công khai tại cơ sở; công khai trên trang website; công khai
trên phương tiện phát thanh của địa phương; công khai qua hệ thống dịch vụ tin
nhắn).
Hoạt động 2: Thiết kế biểu tượng, tem nhãn nhận diện và quảng bá sản phẩm nông lâm
thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi (sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an
toàn).
Hoạt động 3: Cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản phẩm theo từng lô hàng được kiểm soát
theo chuỗi (chi tiết xin xem tài liệu đăng tải tại website:
www.nafiqad.gov.vn)
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Quản
lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản hoặc đơn vị được phân công (địa phương
chưa thành lập Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản) nghiên cứu các nội dung
trong chương trình thí điểm, đối chiếu trên thực tế với các yêu cầu và tiêu chí
lựa chọn triển khai chương trình, hoàn thiện bản đề xuất theo mẫu đề cương (đăng
tải tại website: www.nafiqad.gov.vn) và gửi về Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản trước ngày 15/5/2014 để xem xét lựa chọn triển khai (gửi về
cả địa chỉ email: ngochuyen.nafi@mard.gov.vn).
Rất mong nhận được sự phối hợp của
Quý cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Vũ Văn Tám (để b/c);
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- Cơ quan trung Bộ, nam Bộ (để p/h);
- Phòng Chất lượng 1;
- Lưu: VT, CL2.
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|
DANH SÁCH
CÁC ĐỊA
PHƯƠNG DỰ KIẾN GỬI CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ NGHIÊN CỨU ĐĂNG KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
THÍ ĐIỂM NĂM 2014
TT
|
Địa phương
|
TT
|
Địa phương
|
TT
|
Địa phương
|
1
|
Sơn
La
|
11
|
Hà
Nội
|
21
|
Bình
Dương
|
2
|
Phú
Thọ
|
12
|
Thanh
Hóa
|
22
|
Đồng
Nai
|
3
|
Hà
Nam
|
13
|
Quảng
Nam
|
23
|
Tiền
Giang
|
4
|
Bắc
Ninh
|
14
|
Khánh
Hòa
|
24
|
Cần
Thơ
|
5
|
Bắc
Giang
|
15
|
Ninh
Thuận
|
25
|
Hậu
Giang
|
6
|
Vĩnh
Phúc
|
16
|
Phú
Yên
|
26
|
TP.
Hồ Chí Minh
|
7
|
Hưng
Yên
|
17
|
Đà
Nẵng
|
27
|
Long
An
|
8
|
Thái
Nguyên
|
18
|
Lâm
Đồng
|
28
|
Bình
Thuận
|
9
|
Hòa
Bình
|
19
|
Đắc
Lắc
|
|
|
10
|
Ninh
Bình
|
20
|
Bà
Rịa Vũng Tàu
|
|
|
CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM
CÔNG KHAI KẾT QUẢ PHÂN LOẠI A/B/C VÀ XÁC NHẬN
SẢN PHẨM ĐƯỢC KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM THEO CHUỖ
Phần I
TỔNG QUAN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
- Cung
cấp cho người tiêu dùng đầy đủ, kịp thời thông tin tin cậy về kết quả kiểm tra,
phân loại (A/B/C) điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm;
- Sản phẩm
nông lâm thủy sản được kiểm soát trong toàn bộ chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực
phẩm, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm và đem lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất, người kinh doanh, người tiêu
dùng.
2. Căn cứ triển khai
- Luật An toàn thực phẩm năm 2010
và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của
Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT
ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm
tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm
thủy sản;
- Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT
ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy
định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản
phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT
ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản
xuất rau, quả và chè an toàn;
- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT
ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về truy xuất
nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn;
- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT
ngày 21/1/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về truy xuất
nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong
lĩnh vực thủy sản.
3. Phạm vi đối tượng triển khai
- Sản phẩm nông lâm thủy sản: Tập
trung vào các sản phẩm nguy cơ cao, đang có nhiều bức xúc trong xã hội về an
toàn thực phẩm như: Rau, quả, chè; thịt gà, thịt lợn; thủy sản nuôi.
- Địa phương: Lựa chọn 10 tỉnh/
thành phố trực thuộc trung ương đại diện các vùng sinh thái để triển khai.
4. Tiêu chí lựa chọn địa phương
triển khai
- Địa phương tích cực và hiệu quả trong
việc triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Địa phương đã cơ bản hoàn thiện
nội dung đầu ra triển khai xây dựng mô hình chuỗi sản xuất sản phẩm nông lâm thủy
sản an toàn;
- Tự nguyện đăng ký tham gia
chương thí điểm.
5. Nguyên tắc triển khai
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản ký Thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để triển khai chương trình thí
điểm;
- Tại mỗi địa phương sẽ thống nhất
lựa chọn chuỗi sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực để triển
khai chương trình thí điểm;
- Cách thức công khai, chứng nhận,
xác nhận đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với thực tế từng loại sản phẩm; đảm bảo
thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà phân phối, người tiêu dùng; cơ
quan chức năng tiếp cận và nhận biết thông tin về điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm trong sản xuất sản phẩm, quảng bá sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận
an toàn.
Phần II
NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH
1. Công khai kết quả kiểm tra,
phân loại A/B/C và thông tin chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (loại trừ cơ sở sản xuất, kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ).
Lựa chọn các hình thức công khai
phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương, tính đặc thù trong sản xuất
kinh doanh từng loại sản phẩm:
a. Công khai tại cơ sở:
- Cách thức: Gắn biển cơ sở có kết
quả kiểm tra đạt loại A/B, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm;
- Thông tin trên biển:
+ Tên cơ sở;
+ Mã số;
+ Kết quả xếp loại:
+ Số giấy chứng nhận đủ điều kiện
an toàn thực phẩm:
- Màu sắc biển/ biểu tượng nhận diện:
+ Màu xanh (Biểu tượng tự hào): cơ
sở xếp loại A;
+ Màu vàng (Đạt yêu cầu nhưng cần
cố gắng hơn): cơ sở xếp loại B.
- Nơi gắn biển: Lựa chọn nơi dễ
quan sát nhất tại cơ sở sản xuất.
- Kích thước biển: 50 cm x 50cm;
- Yêu cầu gắn biển và kiểm soát:
Biển do cơ quan chức năng gắn, kẹp chì để tránh trường hợp tự ý thay đổi.
b. Công khai trên trang website:
Thiết kế/ bố trí chuyên mục công khai
kết quả kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trên website của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban Nhân dân huyện/ thị xã để đưa thông tin
kết quả xếp loại. Thông tin đưa lên mạng bao gồm:
+ Tên cơ sở sản xuất;
+ Mã số;
+ Địa chỉ;
+ Sản phẩm sản xuất;
+ Kết quả xếp loại, kèm theo biểu tượng
tại kết quả xếp loại (A - Biểu tượng màu xanh; B - Biểu tượng mầu vàng; C - Biểu
tượng màu đỏ - có nhấp nháy);
+ Hiệu lực kết quả xếp loại.
+ Số giấy chứng nhận, ngày cấp và cơ
quan cấp.
c. Công khai trên phương tiện phát
thanh của địa phương
- Xây dựng chuyên mục bản tin của xã/
phường cố định thời gian thông báo công khai kết quả xếp loại, cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của tất cả cơ sở sản xuất kinh
doanh đóng trên địa bàn triển khai theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, Thông
tư số 01/2013/TT-BNNPTNT và Thông
tư số 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan kiểm tra theo phân công có
trách nhiệm biên tập nội dung thông tin công khai, đảm bảo thông tin công khai
cập nhật đầy đủ và chính xác.
- Bản tin được phát tối thiểu 1 tuần/
lần vào khung giờ cố định.
d. Công khai qua hệ thống dịch vụ
tin nhắn (mất phí)
- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản làm việc với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để thống nhất triển
khai nhận thông tin kết quả xếp loại A/B/C, kết quả cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện an toàn thực phẩm, địa chỉ cung cấp sản phẩm từ địa phương để cung cấp
thông tin theo yêu cầu của khách khác qua tin nhắn theo cú pháp (nhắn tin theo
cú pháp Mã số/ tên viết tắt của doanh nghiệp - thông tin thể hiện trên bao bì
và gửi đến tổng đài để nhận kết quả).
- Khách hàng nhắn tin để nhận kết quả
sẽ mất phí dịch vụ;
- Biện pháp này giúp cho khách hàng
kiểm chứng được thông tin ghi trên bao bì sản phẩm, sản phẩm được sản xuất
trong điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (A/B/C), nơi tiêu thụ sản phẩm đã được
đăng ký.
2. Thiết kế biểu tượng, tem nhãn
nhận diện và quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản được kiểm soát ATTP theo chuỗi
(sản phẩm chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn).
- Thiết kế, in ấn tem nhãn nhận diện
sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi trên bao bì đóng gói sản phẩm;
- Xây dựng các clip quảng bá sản phẩm
đã được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
3. Cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản
phẩm được kiểm soát theo chuỗi
- Thiết kế phiếu xác nhận xuất xứ sản
phẩm, sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi. Thông tin phiếu xác nhận bao gồm:
+ Lô gô sản phẩm kiểm soát theo chuỗi.
+ Tên cơ sở sản xuất;
+ Mã số;
+ Địa chỉ;
+ Sản phẩm;
+ Số lượng:
+ Thông tin chứng nhận: Công đoạn sản
xuất ban đầu: Số chứng nhận ATTP/VietGAP/VietGAHP và ngày hết hạn; công đoạn sơ
chế, chế biến: Số giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP và ngày hết hạn.
+ Nơi tiêu thụ sản phẩm.
+ Ngày sản xuất, đóng gói sản phẩm.
(đối với sản phẩm gia súc, gia cầm
triển khai lồng ghép với hoạt động kiểm dịch, có thông tin về xuất xứ, nguồn gốc).
- In ấn giấy xác nhận, quản lý giấy
xác nhận và cấp giấy xác nhận do cơ quan kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực
phẩm theo phân công, phân cấp quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT (cấp
tỉnh/ cấp huyện, trạm, cấp xã - tùy theo điều kiện thực tế tại mỗi địa phương để
phân công, ủy quyền cho phù hợp).
- Giấy xác nhận được đánh số quản lý,
đóng dấu giáp lai của cơ quan kiểm tra. Cán bộ kiểm tra thực hiện việc xác nhận
theo các nội dung quy định trong mẫu giấy và ký xác nhận vào giấy.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu
cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi liên hệ với cơ
quan kiểm tra/ cán bộ phân công/ ủy quyền để được cấp. Cơ quan kiểm tra tiến
hành kiểm tra thông tin dữ liệu đã được chứng nhận, tính phù hợp của sản phẩm
xin được xác nhận với các thông tin dữ liệu đã được chứng nhận để xác nhận. Việc
xác nhận có thể thực hiện tại nơi sản xuất, thu hoạch để kiểm soát thực tế trước
khi xác nhận.
- Giấy xác nhận được cấp cho từng lô
hàng cụ thể với số lượng rõ ràng, đảm bảo tin cậy và thuận lợi cho việc truy xuất;
khi tiêu thụ lô hàng cho đơn vị kinh doanh nào, đơn vị đó sẽ tiếp nhận giấy chứng
nhận đó, được lưu giữ trong quá trình tiêu thụ hoặc quảng bá sản phẩm.
- Cơ quan kiểm tra cấp giấy xác nhận
tổng hợp thông tin đã xác nhận và lưu hồ sơ đầy đủ.
- Giai đoạn triển khai thí điểm không
thu lệ phí cấp giấy.
Phần III
TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI
1. Các cơ quan, đơn vị tham gia
chương trình
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản
và Thủy sản (chủ trì);
- Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Tổng
cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và
Nghề muối.
a. Địa phương:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (chỉ đạo);
- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản (trực tiếp thực hiện);
- Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Sở Công thương (Chi cục Quản lý thị
trường);
- Ủy ban Nhân dân huyện, xã nơi triển
khai chương trình thí điểm.
2. Trách nhiệm của các bên liên
quan:
2. 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm
sản và Thủy sản:
- Chủ trì triển khai chương trình thí
điểm; ký thỏa thuận hợp tác triển khai thí điểm với địa phương.
- Tổ chức Hội nghị thống nhất phương
pháp, cách thức triển khai;
- Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa
phương thống nhất triển khai;
- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám
sát việc triển khai tại các địa phương;
- Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả
triển khai, hoàn thiện và phổ biến nhân rộng mô hình.
- Hỗ trợ một phần kinh phí từ chương
trình mục tiêu quốc gia, kinh tế sự nghiệp nông nghiệp được cấp năm 2014 cho
các địa phương triển khai thí điểm.
- Thông tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng về chương trình thí điểm;
- Tổng hợp tình hình kết quả triển khai
báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kèm theo những đề xuất, kiến nghị.
b. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ:
Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản trong việc cung cấp thông tin, hướng dẫn, đôn đốc,
giám sát địa phương triển khai.
2. 2. Địa phương:
a. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chỉ đạo tổ chức triển khai chương
trình thí điểm tại địa phương theo bản thỏa thuận đã được ký;
- Phân công, theo dõi, kiểm tra, giám
sát các đơn vị thuộc Sở, Ủy ban nhân dân huyện, xã triển khai các nội dung triển
khai thí điểm;
- Tổng hợp tình hình kết quả triển
khai, kèm theo những đề xuất bổ sung, điều chỉnh chương trình cho phù hợp;
- Tổ chức sơ kết việc triển khai
chương trình tại địa phương;
- Tuyên truyền, phổ biến việc triển
khai mô hình thí điểm tại địa phương
b. Chi cục Quản lý Chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản
- Trực
tiếp tổ chức triển khai các nội dung chương trình thí điểm tại địa phương theo
bản thỏa thuận đã được ký;
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc
triển khai các nội dung chương trình thí điểm;
- Tổng hợp tình hình kết quả triển
khai, kèm theo những đề xuất bổ sung, điều chỉnh chương trình cho phù hợp báo
cáo Sở Nông nghiệp và PTNT;
c. Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Ủy ban Nhân dân huyện, xã nơi triển khai chương trình thí
điểm.
Phối hợp với Chi Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản trong việc triển khai chương trình thí điểm tại địa
phương.
d. Sở Công thương (Chi cục Quản lý thị
trường);
Phối hợp và hỗ trợ triển khai việc kiểm
soát ghi thông tin nguồn gốc xuất xứ sản phẩm trên bao bì, quảng bá sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường.
2. 3. Các cơ sở sản xuất kinh
doanh tham gia chương trình
- Tuân thủ các quy định về việc công
khai kết quả kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm,
vấn đề sử dụng giấy xác nhận xuất xứ trong chương trình;
- Chấp hành hoạt động kiểm tra, giám
sát của cơ quan kiểm soát triển khai chương trình;
Phần IV
KẾ HOẠCH TRIỂN
KHAI
TT
|
Nội dung
|
Thời gian hoàn
thành
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
1
|
Xây dựng và hoàn thiện chương trình thí điểm
trình Bộ.
|
Tháng 4/2014
|
Cục QLCL
NLS&TS
|
Các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên
quan thuộc Bộ
|
2
|
Hội nghị phổ biến chương trình và ký thỏa thuận
triển khai với địa phương được lựa chọn
|
Tháng 5/2014
|
Lãnh đạo Bộ
NN&PTNT
|
Cục QLCL NLS&TS; Tổng cục, Cục
chuyên ngành liên quan thuộc Bộ; Sở NN&PTNT tỉnh/ thành phố lựa chọn.
|
3
|
Các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai
chương trình tại địa phương (đến cấp huyện/ xã).
|
Tháng 5/2014
|
Sở NN&PTNT
|
Cục QLCL NLS&TS; Các Tổng cục,
Cục chuyên ngành liên quan thuộc Bộ; Sở NN&PTNT tỉnh/ thành phố lựa chọn.
|
4
|
Triển khai các nội dung chương trình theo kế hoạch.
|
Tháng
5 - 11/2014
|
Sở NN&PTNT
|
Cục QLCL NLS&TS; Các Tổng cục,
Cục chuyên ngành liên quan thuộc Bộ; Sở NN&PTNT tỉnh/ thành phố lựa chọn.
|
5
|
Đi kiểm tra việc triển khai ở địa phương (kết hợp
đi kiểm tra việc triển khai TT 14)
|
Tháng 7; tháng
9/2014
|
Cục QLCL
NLS&TS
|
Các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên
quan thuộc Bộ; Sở NN&PTNT tỉnh/ thành phố lựa chọn.
|
6
|
Tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
|
Tháng
11/2014
|
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT
|
Cục QLCL NLS&TS, các Tổng cục, Cục chuyên
ngành; Các địa phương tham gia chương trình thí điểm; Đài truyền hình, Đài tiếng
nói Việt Nam, Đài PTTH Hà Nội, Báo NN, Báo Nông thôn ngày nay....
|
Phần V
KINH PHÍ
TT
|
Nội dung
|
Nguồn kinh phí
|
Đơn vị thực hiện
|
1
|
Xây dựng chương trình.
|
Chương trình MTQG trung ương, sự nghiệp kinh tế
nông nghiệp.
|
Cục
QLCL NLS&TS
|
2
|
Tổ chức hội nghị, hội thảo.
|
Chương trình MTQG trung ương, sự nghiệp kinh tế
nông nghiệp.
|
Cục
QLCL NLS&TS
|
3
|
Hỗ trợ một phần kinh phí triển khai chương trình
thí điểm.
|
Chương trình MTQG trung ương, sự nghiệp kinh tế
nông nghiệp.
|
Cục
QLCL NLS&TS
|
4
|
Tổ chức đi kiểm tra, giám sát việc triển khai
|
Chương trình MTQG trung ương, sự nghiệp kinh tế nông
nghiệp.
|
Cục
QLCL NLS&TS
|
5
|
Triển khai chương trình tại địa phương.
|
Ngân sách của địa phương.
|
Sở
NN&PTNT, Chi cục QLCL NLS&TS
|
6
|
Kiểm tra đôn đốc việc triển khai tại các đơn vị ở
địa phương, huyện, xã triển khai thí điểm.
|
Ngân sách của địa phương.
|
Sở
NN&PTNT, Chi cục QLCL NLS&TS
|
7
|
Cập nhật thông tin, cung cấp
thông tin.
|
Ngân sách của địa phương.
|
Sở
NN&PTNT, Chi cục QLCL NLS&TS
|
8
|
Tổ chức sơ kết triển khai chương trình tại địa
phương
|
Ngân sách của địa phương.
|
Sở
NN&PTNT, Chi cục QLCL NLS&TS
|
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
|
………..,
ngày… tháng… năm 2014
|
ĐỀ
CƯƠNG
ĐĂNG
KÝ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM
Công khai kết quả phân loại A/B/C và xác nhận sản phẩm được kiểm
soát an toàn thực phẩm theo chuỗi
Kính
gửi: Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản
Sau khi nghiên cứu nội dung công văn
số: 712/QLCL-CL2 ngày 29/4/2014 của Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy
sản và đối chiếu với tiêu chí lựa chọn triển khai chương trình thí điểm; đơn vị
đăng ký tham gia chương trình thí điểm Công khai kết quả phân loại A/B/C và xác
nhận sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi như sau:
1. Công khai kết quả kiểm tra,
phân loại A/B/C và thông tin chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
1. 1. Thông tin về triển khai
Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT, 01/2013/TT-BNNPTNT
a. Thông tin tổng hợp chung triển
khai tại địa phương (thống kê đến thời điểm hiện tại)
Nội dung
|
Số cơ sở
|
Số cơ sở đã kiểm
tra
|
Số cơ sở đã cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
|
Biện pháp đã xử
lý đối với cơ sở loại C
|
Loại A/B
|
Loại C
|
Cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản có
đăng ký kinh doanh, trong đó:
|
|
|
|
|
|
Chuỗi sản phẩm thủy sản
|
|
|
|
|
|
Chuỗi nông sản có nguồn gốc động vật
|
|
|
|
|
|
Chuỗi nông sản có nguồn gốc thực vật
|
|
|
|
|
|
Thực phẩm khác (sản phẩm phối chế... )
|
|
|
|
|
|
b. Mô tả các hoạt động công khai kết
quả phân loại A/B/C và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đã triển khai tại
địa phương:
1. 2. Đề xuất chuỗi sản phẩm và địa
bàn triển khai:
Chuỗi sản phẩm
|
Tên các sản phẩm
cụ thể
|
Địa bàn triển
khai (huyện, xã)
|
Lý do lựa chọn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. 3. Đề xuất lựa chọn hình thức công
khai tại địa phương
Hình thức công khai
|
Lý do lựa chọn
|
Công khai tại cơ sở
|
|
Công khai trên trang website:
|
|
Công khai trên phương tiện phát thanh của địa
phương
|
|
Công khai qua hệ thống dịch vụ tin nhắn (mất phí)
|
|
2. Xác nhận sản phẩm được kiểm
soát an toàn thực phẩm theo chuỗi
2. 1. Thông tin hiện trạng về kết quả
xây dựng mô hình chuỗi
Sản phẩm
|
Kết quả đầu ra
đã hoàn thành*
|
Các hoạt động cần
hoàn thiện tiếp
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nêu rõ các nội dung đã hoàn
thành như: Chứng nhận VietGAP, đủ ATTP, công nhận HACCP, tem nhãn, quảng bá...
2. 2. Đề xuất triển khai hoạt động
thiết kế biểu tượng, tem nhãn nhận diện và quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản
được kiểm soát ATTP theo chuỗi
a. Đề xuất về thiết kế biểu tượng,
tem nhãn:
b. Đề xuất về xây dựng các clip truyền
thông quảng bá sản phẩm và nơi quảng bá.
2. 3. Cấp giấy xác nhận xuất xứ, sản
phẩm được kiểm soát theo chuỗi
a. Đề xuất lựa chọn sản phẩm triển
khai:
b. Đề xuất về in ấn giấy xác nhận và
quản lý giấy xác nhận
c. Đề xuất các cơ quan cấp giấy xác
nhận:
3. Kế hoạch triển khai chương
trình thí điểm tại địa phương:
4. Nhu cầu kinh phí triển khai:
4. 1. Nguồn của địa phương:
4. 2. Nguồn đề nghị Trung ương hỗ trợ: