BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6918/BTC-TCHQ
V/v hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng
hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 05 năm 2014
|
Kính gửi: Cục
Hải quan các tỉnh, thành phố.
Để nâng cao hiệu quả, tăng cường năng lực cạnh
tranh của các Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển; tạo điều kiện cho
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Bộ Tài chính hướng
dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển; hàng quá cảnh đóng ghép
chung container với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu vận chuyển đường bộ như sau:
1) Thủ tục hải quan
đối với hàng hóa trung chuyển:
Khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào,
đưa ra cảng trung chuyển theo quy định tại Điều 47 Thông tư số
128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài
chính, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ trung chuyển lập và kê khai số container, không phải kê khai số
seal tại cột số 4 bảng kê mẫu số 30/BKTrC/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông
tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp, nghi ngờ, có dấu hiệu vi phạm pháp luật,
Lãnh đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục chỉ đạo kiểm tra, đối chiếu hàng hóa
đóng trong container trung chuyển với bản
kê hàng hóa.
2) Hàng nhập khẩu
chuyển cảng đến nhiều cảng đích khác nhau đóng chung container:
2.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng đến nhiều
cảng đích khác nhau đóng chung container, việc chia tách thực hiện tại kho CFS;
đối với những cảng quốc tế mà chưa thành lập kho CFS thì việc chia tách hàng
hóa trong cảng quốc tế (bao gồm cả Tân Cảng - Cái Mép(TCIT)) được thực hiện tại
khu vực riêng thuộc cảng và phải chịu sự giám sát của Hải quan.
Khu vực riêng để sử dụng cho hoạt động chia tách
hàng hóa trong cảng quốc tế phải được thông báo cho cơ quan Hải quan và đáp ứng
các điều kiện giám sát của cơ quan Hải quan.
2.2. Đối với trường
hợp làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hóa từ cảng nhập về cảng dỡ
hàng (chuyển cảng lần 1) và từ cảng dỡ hàng đến cảng đích (chuyển cảng lần 2),
thực hiện như sau:
a) Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý,
giám sát hải quan theo quy định đối với hàng chuyển cảng tại Điều
16, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; hướng
dẫn tại Khoản 1.2 Điều 3 Phần 1, Điều 5 Mục 1 Phần 2 Quy trình
ban hành kèm theo Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan;
b) Trách nhiệm của người vận tải:
b1) Lựa chọn làm thủ tục hải quan chuyển cảng tại cảng
nhập quốc tế chia tách chuyển cảng tiếp về các cảng đích ghi trên vận đơn, hoặc
làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hóa
từ cảng nhập quốc tế về cảng dỡ hàng quốc tế (chuyển cảng lần 1) và từ cảng dỡ
hàng quốc tế về cảng đích (chuyển cảng lần
2);
b2) Thực hiện điểm a khoản 3 tại Điều
17 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
c) Trách nhiệm của Hải quan cảng nhập quốc tế:
Thực hiện đúng quy định tại điểm b khoản
3 tại Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ ghi
rõ trên biên bản bàn giao nội dung “chuyển cảng lần 1” và các công việc quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết
định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Hải quan.
d) Trách nhiệm của Hải quan cảng dỡ hàng quốc tế:
Làm thủ tục chuyển cảng đối với hàng hóa đáp ứng đủ
điều kiện để làm thủ tục chuyển cảng về cảng đích/ địa điểm giao hàng ghi trên
vận đơn khác cảng dỡ hàng quốc tế:
d1) Thực hiện đúng quy định tại điểm
c khoản 3 tại Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính
phủ; khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày
04/11/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Hải quan và ghi rõ trên biên bản bàn giao nội
dung “chuyển cảng lần 2”;
d2) Đồng thời, thông báo (gửi fax) cho Hải quan cảng
nhập về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ
chuyển cảng và tình hình hàng hóa chuyển
cảng và thực hiện các công việc quy định
tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày
04/11/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Hải quan hoặc trên hệ thống VNACCS/ VCIS (nếu
đã áp dụng).
đ) Trách nhiệm của Hải quan cảng đích:
đ1) Thực hiện quy định
tại điểm c khoản 3 tại Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15/12/2005 của Chính phủ và
đ2) Đồng thời, thông báo (gửi fax) cho hải quan cảng
dỡ hàng quốc tế, hải quan cảng nhập quốc tế về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hóa chuyển cảng và thực hiện các công việc
quy định tại khoản 2 Điều
5 Quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục trưởng Tổng Hải
quan hoặc trên hệ thống VNACCS/ VCIS (nếu đã áp dụng).
3) Hàng quá cảnh
đóng ghép chung container với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu:
3.1. Nguyên tắc chung:
Hàng hóa quá
cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sang nước thứ 3 tuân thủ theo quy định tại Điều 40 Luật Hải quan; Mục 5 Luật Thương mại;
Điều 19 Nghị định số 154 của Chính phủ và Chương VII Nghị định
số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
3.2. Quy định đối với hàng hóa quá cảnh đóng
ghép chung container với hàng nhập khẩu chuyển cảng:
a) Hàng hóa
quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam là hàng hóa
nhỏ lẻ được đóng ghép chung container với hàng
hóa nhập khẩu nhỏ lẻ chuyển cảng; hàng nguyên container phải quá cảnh hoặc
chuyển cảng nguyên container không chia tách;
b) Hàng hóa
quá cảnh, hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng
được đóng ghép chung container phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao
bì...), được đánh số - ký hiệu bên ngoài từng bao bì để phân biệt hàng hóa quá cảnh, hàng nhập khẩu và đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan Hải
quan và các cơ quan chức năng liên quan;
c) Hàng hóa
quá cảnh/ hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng
là hàng rời/ không có đóng gói riêng biệt thì không được đóng ghép chung
container;
d) Hàng quá cảnh theo quy định tại điểm
a, b của khoản 1 Điều 242 của Luật Thương mại không được đóng ghép chung
container với hàng nhập khẩu chuyển cảng;
đ) Hàng quá cảnh chỉ được đóng chung container với
hàng nhập khẩu chuyển cảng có cùng cửa khẩu/ cảng đích ghi trên vận đơn theo hợp đồng vận tải là cửa khẩu quốc tế đối với
hàng quá cảnh theo quy định hiện hành.
3.3. Quy định đối với hàng hóa quá cảnh đã làm
thủ tục đóng ghép chung container với hàng hóa
xuất khẩu đã làm thủ tục:
a) Hàng hóa
quá cảnh đã làm thủ tục được đóng ghép chung container với hàng hóa xuất khẩu nhỏ lẻ đã làm thủ tục;
b) Hàng hóa
quá cảnh đã làm thủ tục được vận chuyển cùng với hàng xuất khẩu đã làm thủ tục
chuyển cửa khẩu từ chi cục hải quan (nơi làm thủ tục xuất khẩu) đến cửa khẩu xuất
để xuất ra nước ngoài;
c) Hàng hóa
quá cảnh/ hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng rời/ không phải hàng nhỏ lẻ/
không có quy cách đóng gói riêng biệt thì không được đóng ghép chung container;
d) Hàng quá cảnh chỉ được đóng chung container với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu có cùng cửa
khẩu xuất là cửa khẩu quốc tế đối với hàng quá cảnh theo quy định hiện hành.
3.4. Về tuyến đường, cửa khẩu:
Tuyến đường và cửa khẩu đối với phương tiện vận tải
vận chuyển hàng hóa quá cảnh, hàng nhập
khẩu chuyển cảng, hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu
thực hiện theo quy định hiện hành.
3.5. Về địa điểm làm thủ tục Hải Quan:
- Đối với hàng hóa
quá cảnh, hàng nhập khẩu chuyển cảng thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải
quan cảng dỡ hàng.
- Đối với hàng xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan
tại địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.
3.6. Một số hướng dẫn cụ thể:
a) Đối với hàng
hóa quá cảnh đóng ghép chung container với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng:
a.1. Khi chuyển hàng (bao gồm hàng quá cảnh và hàng
nhập khẩu chuyển cảng) đến cửa khẩu nhập
thì chuyển hàng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng dỡ hàng (bao gồm
các cảng biển quốc tế và ICD có CFS);
a.2. Chi cục Hải Quan các cửa khẩu nhập thực hiện
công việc dưới đây:
a.2.1. Đối với hàng
hóa chuyển cảng:
Thực hiện theo quy trình nghiệp vụ quản lý, giám
sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
chuyển cảng; hàng hóa quá cảnh; hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển ban
hành kèm theo quy định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng cục hải quan.
a.2.2. Đối với hàng
hóa quá cảnh:
- Công chức tiếp nhận từ người khai hải quan hoặc
người đại diện 01 bản chụp (có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) kê khai quá
cảnh hải quan (có xuất trình bản chính), kiểm tra các điều kiện quy định tại khoản
điểm 3.2 nêu trên; kiểm tra, đối chiếu nội dung giữa bản chính với bản sao; ký
xác nhận đóng dấu công chức trên bản sao và bản chính;
- Lập 02 phiếu chuyển hàng
hóa quá cảnh (theo mẫu HQ-PCHQC ban hành kèm theo công văn này);
- Niêm phong hồ sơ của chuyến hàng (dưới đây gọi tắt
là hồ sơ) gồm: Các chứng từ liên quan đến hàng
hóa nhập khẩu chuyển cảng quy định tại quyết định số 2406/QĐ-TCHQ ngày
04/11/2011 của Tổng cục hải quan, bản kê khai hàng
hóa quá cảnh (01 bản chính có đóng dấu tiếp nhận, ký tên, đóng dấu công
chức), 01 phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh;
- Giao hồ sơ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển
cho hải quan cảng dỡ hàng;
- Tiếp nhận bản fax phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh do Chi cục Hải quan cảng dỡ
hàng xác nhận và gửi (hồi báo) để thực hiện thanh khoản hồ sơ; nhập dữ liệu vào
máy tính/ vào sổ quản lý theo dõi hàng quá cảnh, nội dung quản lý gồm các tiêu
chí tại phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh;
lưu hồ sơ theo quy định;
- Việc theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh
trên cơ sở tuyến đường, thời gian quá cảnh đã được đăng ký hoặc theo Giấy phép.
Trường hợp hết hạn vận chuyển quá cảnh mà chưa nhận được phản hồi thì chủ động
liên lạc với Hải quan cửa khẩu dỡ hàng để xác minh, làm rõ;
- Mỗi tháng, trước ngày 05 tháng tiếp theo, Chi cục
Hải quan cửa khẩu nhập căn cứ phiếu chuyển hàng
hóa quá cảnh và hồi báo của Chi cục Hải quan cảng dỡ hàng để thực hiện
thống kê, rà soát, thanh khoản hồ sơ.
a.3. Chi cục hải quan cảng dỡ hàng thực hiện các
công việc dưới đây:
a.3.1. Đối với hàng hóa chuyển cảng:
Thực hiện theo quy trình nghiệp vụ quản lý, giám
sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
chuyển cảng ban hành kèm theo quy định số 2406/QĐ-TCHQ ngày 04/11/2011 của Tổng
cục Hải quan.
a.3.2. Đối với hàng quá cảnh:
- Công chức xác nhận trên phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh về kết quả thực tế tiếp nhận
hàng quá cảnh (kiểm tra, đối chiếu thông tin về hàng quá cảnh trên phiếu chuyển
với thực tế tiếp nhận); ngay sau khi hoàn thành việc xác nhận trên phiếu chuyển,
công chức fax phiếu chuyển (hồi báo) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để thực
hiện thanh khoản hồ sơ.
- Giám sát việc doanh nghiệp dỡ hàng từ phương tiện
vận tải để đưa hàng vào kho CFS, dỡ niêm phong để làm thủ tục chia tách theo
quy định.
a.3.3. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều
19 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục, chế độ kiểm tra, giám sát hải
quan.
a.3.4. Thủ tục Hải quan đối với hàng nhập khẩu.
Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định đối với từng
loại hàng hóa nhập khẩu tương ứng.
a.3.5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng.
Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều
17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục, chế độ kiểm tra, giám sát hải
quan.
b) Đối với hàng
hóa quá cảnh đã làm thủ tục đóng ghép chung container với hàng hóa xuất
khẩu đã làm thủ tục.
b.1. Hàng hóa
quá cảnh đã làm thủ tục được vận chuyển cùng với hàng xuất khẩu đã làm thủ tục
chuyển cửa khẩu từ Chi cục Hải quan cảng dỡ hàng đến cửa khẩu xuất quốc tế để
xuất ra nước ngoài.
b.2. Chi cục Hải quan cảng dỡ hàng thực hiện các
công việc dưới đây:
b.2.1. Đối với hàng
hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu:
Thủ tục đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực
hiện theo quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo
Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan.
b.2.2. Đối với hàng
hóa quá cảnh:
- Giám sát việc doanh nghiệp đưa hàng từ kho chứa
hàng để làm thủ tục hải quan/ xếp hàng lên phương tiện vận tải (đã làm thủ tục
hải quan) đóng chung container với hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan để vận
chuyển đến cửa khẩu xuất quốc tế;
- Lập 02 phiếu chuyển hàng
hóa quá cảnh (theo mẫu HQ-PCHQC ban hành kèm theo công văn này);
- Niêm phong hồ sơ của chuyến hàng (dưới đây gọi tắt
là hồ sơ), hồ sơ gồm: các chứng từ liên quan đến hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu
quy định tại Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
ban hành kèm theo quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải
quan, bản kê khai hàng hóa quá cảnh (01 bản
chính có đóng dấu tiếp nhận, ký tên, đóng dấu công chức), tờ khai hàng hóa quá cảnh (bản lưu người khai hải
quan), 01 phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh.
- Giao hồ sơ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển
cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quốc tế;
- Tiếp nhận bản fax phiếu chuyển hàng quá cảnh do
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quốc tế
xác nhận và gửi (hồi báo) để làm căn cứ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình tờ khai
hàng hóa quá cảnh (bản người khai hải
quan lưu) có xác nhận thực xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quốc tế thực
hiện thanh khoản hồ sơ; nhập dữ liệu vào máy tính/ vào sổ quản lý theo dõi chuyển
hàng, nội dung quản lý gồm các tiêu chí tại phiếu chuyển hàng hóa quá cảnh; lưu hồ sơ theo quy định;
- Mỗi tháng, trước ngày 05 tháng tiếp theo, Chi cục
Hải quan cảng dỡ hàng căn cứ phiếu chuyển hàng
hóa quá cảnh và hồi báo của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quốc tế để thực hiện thống kê, rà soát
thanh khoản hồ sơ.
b.3. Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất quốc tế thực hiện
các công việc dưới đây:
- Việc tiếp nhận hồ sơ và chuyến hàng thực hiện
theo quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TCHQ
ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan.
- Đối với hàng hóa
quá cảnh: Công chức xác nhận kết quả đối
chiếu thông tin về hàng quá cảnh trên phiếu chuyển với thực tế tiếp nhận; ngay
sau khi hoàn thành việc xác nhận trên phiếu
chuyển, công chức fax phiếu chuyển (hồi báo) cho Chi cục Hải quan cảng dỡ hàng/
Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quốc tế (đối với hàng quá cảnh) để thực hiện
thanh khoản hồ sơ.
4) Giám sát hàng
hóa xuất khẩu chuyển cảng:
Trường hợp có thay đổi thông tin tàu xuất so với
thông tin ban đầu đã thông báo cho cơ quan hải quan, hãng tàu/người được hãng tàu ủy quyền phải có văn bản
thông báo (bảng fax hoặc thư điện tử và nộp bản chính sau, trong đó nêu rõ lý
do thay đổi thông tin tàu xuất và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp sai
phạm) gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Trên cơ sở văn bản thông báo của hãng
tàu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện việc giám sát theo quy định. Sau
khi hoàn thành việc giám sát, Chi cục hải quan cửa khẩu xuất sẽ fax cho Chi cục
Hải quan cảng làm thủ tục xuất khẩu biên bản bàn giao kèm theo văn bản thông báo của hãng tàu để Chi cục Hải
quan cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu theo dõi, cập nhật thông tin và lưu trữ
theo quy định.
Bộ Tài chính hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BT Đinh Tiến Dũng (để b/c);
- Cục HQ BR-VT (thay trả lời công văn số
2831/HQBRVT-GSQL ngày 02/10/2013);
- Công ty Cổ phần GNVT đường bộ VN (thay trả lời CV số 001-14/OTL VN ngày
15/01/2014)
- Lưu: VT, TCHQ (45b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
HQ-PCHQC
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN BAN HÀNH VĂN BẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
……………./PC-CQBHVB
|
|
PHIẾU CHUYỂN
HÀNG HÓA QUÁ CẢNH
ĐÓNG GHÉP CHUNG CONTAINER VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU / HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BỘ
I. Phần dành cho Chi cục Hải quan nơi lập phiếu:
Kính chuyển Chi cục Hải quan:
.........................................................................................
Lô hàng quá cảnh đóng ghép chung cont. với hàng nhập
khẩu/xuất khẩu được vận chuyển đến Chi cục Hải quan………………………………………………….để làm
thủ tục hải quan.
Thời gian chuyển: hồi…… giờ ………ngày ……..tháng ……..năm 20 ………………..
Dự kiến thời gian đến Chi cục Hải quan….. hồi…. giờ……
ngày….. tháng… năm 20....
Phương tiện vận chuyển: …………………; Số phương tiện vận
chuyển: ………………
Số lượng túi, gói: …………; số hiệu cont.(nếu có):…………
; tổng trọng lượng:……………..
Niêm phong hãng vận tải:
.................................................................................................
Niêm phong hải quan:
......................................................................................................
Giấy tờ kèm theo:
...........................................................................................................
.......................................................................................................................................
Công chức Hải quan lập phiếu chuyển ký tên, đóng dấu
công chức .....................................
Nhân viên doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa ký tên,
ghi rõ họ tên: .....................................
II. Phần dành cho Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận
phiếu chuyển:
Thời gian tiếp nhận: hồi ……giờ …….ngày…….. tháng…….
năm 20 …………………
Xác nhận tình trạng thực tế về niêm phong hải quan,
niêm phong hãng vận tải:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Công chức Hải quan nơi tiếp nhận phiếu chuyển ký
tên, đóng dấu công chức …………….
Nhân viên doanh nghiệp nơi tiếp nhận hàng hóa ký
tên, ghi rõ họ tên: ……………………..
CHI CỤC HẢI QUAN NƠI LẬP PHIẾU
Ngày tháng năm 20….
(công chức ký tên, đóng dấu công chức)
|
CHI CỤC HẢI
QUAN NƠI TIẾP NHẬN PHIẾU
Ngày tháng năm 20….
(công chức ký tên, đóng dấu công chức)
|
Ghi chú: Nếu hàng quá cảnh đóng ghép chung với
hàng nhập khẩu thì gạch bỏ chữ xuất khẩu và ngược lại.