Công văn 6395/TCĐBVN-CQLXDĐB năm 2014 nâng cao chất lượng công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế dự án sửa chữa công trình đường bộ trên các tuyên quốc lộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Số hiệu | 6395/TCĐBVN-CQLXDĐB |
Ngày ban hành | 03/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 03/12/2014 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục đường bộ Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Văn Huyện |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6395/TCĐBVN-CQLXDĐB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: |
- Các Cục QLĐB I, II, III, IV; |
Trong thời gian qua chất lượng công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế các dự án sửa chữa công trình đường bộ trên các tuyến quốc lộ còn nhiều tồn tại, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, quy mô và giải pháp thiết kế làm ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ công trình và gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn bảo trì công trình đường bộ, Tổng cục ĐBVN yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện một số nội dung công việc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật:
1. Về công tác khảo sát cần thực hiện các nội dung sau:
- Xác định chính xác tình trạng hư hỏng, mức độ hư hỏng, phạm vi hư hỏng của công trình, hạng mục công trình.
- Thu thập số liệu liên quan để đánh giá chuẩn xác nguyên nhân, mức độ hư hỏng công trình từ đó có giải pháp thiết kế sửa chữa phù hợp. Trong đó có các dữ liệu về: điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình (đường cong, dốc dọc, dốc ngang, nút giao...), điều kiện thủy văn (ngập lụt), điều kiện thoát nước (rãnh dọc, cống) và điều kiện thủy nhiệt của nền đất.v.v... có nguy cơ làm hư hỏng công trình; các số liệu về xe, thông qua kết quả đếm xe hàng năm trên các quốc lộ, qua các trạm thu phí v.v... làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của tải trọng làm hư hỏng công trình; và các số liệu về quá trình quản lý khai thác, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa trước đây.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hư hỏng kết cấu công trình...
- Đối với các dự án có thiết kế tăng cường lớp kết cấu trên mặt đường, cần khảo sát cường độ mặt đường để tính toán kết cấu mặt đường phù hợp, đảm bảo cường độ, tuổi thọ công trình và phù hợp với cấp đường.
- Thu thập thông tin về thời điểm, quy mô thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo, mở rộng (nếu có) để đề xuất giải pháp thiết kế (mặt đường, rãnh thoát nước...) cho phù hợp, tránh phá dỡ khi thực hiện các dự án xây dựng cơ bản gây lãng phí.
2. Về phương án, giải pháp thiết kế:
- Cần phải xác định được mục tiêu sửa chữa, tuổi thọ yêu cầu để xác định quy mô và giải pháp sửa chữa đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật.
- Phương án thiết kế sửa chữa phải đảm bảo khắc phục được các nguyên nhân gây hư hỏng; các kết cấu sửa chữa phải đảm bảo các điều kiện chịu lực, tuổi thọ phù hợp và tiết kiệm chi phí.
- Các kết cấu sửa chữa cần nghiên cứu thiết kế phù hợp với kết cấu công trình ban đầu và tình trạng chung cả đoạn tuyến để đảm bảo đồng nhất trên cùng một đoạn tuyến.
- Nghiêm cấm việc tôn quá cao trên mặt đường hiện hữu, đặc biệt các đoạn qua khu dân cư tập trung cần nghiên cứu sử dụng vật liệu thích hợp hoặc công nghệ kỹ thuật phù hợp đảm bảo hạn chế tối đa việc nâng cao mặt đường.
- Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ, vật liệu, thiết bị mới vào các công trình sửa chữa đường bộ trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
- Các hạng mục tường chắn chống sụt trượt cần làm rõ nguyên nhân để có giải pháp thiết kế phù hợp, trong trường hợp còn tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục sụt trượt nên sử dụng kết cấu rọ đá.
Căn cứ nội dung văn bản, yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TỔNG CỤC TRƯỞNG |