Công văn 5797/BVHTTDL-VP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu | 5797/BVHTTDL-VP |
Ngày ban hành | 31/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2024 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký | Nguyễn Văn Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5797/BVHTTDL-VP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình gửi tới trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 942/BDN ngày 06/11/2024 với nội dung kiến nghị như sau:
1. Đảng, Nhà nước đã xác định bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài và xuyên suốt; đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn ban hành để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, văn hóa truyền thống của các dân tộc trên cả nước nói chung, ở tỉnh Hòa Bình nói riêng đang có những biến đổi sâu sắc, có dấu hiệu bị mai một làm mất dần bản sắc đặc trưng của mỗi dân tộc; một bộ phận lớp trẻ có biểu hiện xa rời văn hóa của dân tộc mình; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến bảo tồn văn hoá; đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở còn mỏng, hệ thống các thiết chế văn hoá chưa đồng bộ, người dân tộc thiểu số nắm giữ các giá trị văn hoá truyền thống ngày càng ít, tuổi cao, chính sách ghi nhận, hỗ trợ, động viên chưa nhiều. Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ quan tâm, nghiên cứu có quy định, định mức các chính sách hỗ trợ kinh phí, để địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đặc biệt, quan tâm đến những cá nhân đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú ở các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời nghiên cứu quan tâm có chính sách đối với những cá nhân chưa được công nhận là Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, vì thực tế họ vẫn đang thực hiện việc lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Đề nghị quan tâm, xem xét việc sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
3. Đề nghị quan tâm, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung ngành “Nghệ thuật biểu diễn” là ngành đặc thù để có những chính sách đặc thù áp dụng đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn như: nghỉ hưu trước tuổi đối với diễn viên đủ tuổi công tác nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định; có nguồn kinh phí ký hợp đồng lao động đối với các diễn viên trẻ mới ra trường chưa có việc làm giải quyết trẻ hoá đội ngũ diễn viên đạt chất lượng nghệ thuật tốt hơn và những chính sách xã hội khác. Đồng thời sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:
- Về kiến nghị nghiên cứu có quy định, định mức các chính sách hỗ trợ kinh phí, để địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
+ Tại Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua, các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số đã được đặc biệt quan tâm như các quy định tại mục c khoản 3 Điều 7. Chính sách của Nhà nước về di sản văn hóa quy định: “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, hải đảo, đặc biệt ưu tiên bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người và dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một giá trị văn hóa tộc người;”
+ Tính đến thời điểm hiện tại, Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho 131 cá nhân và danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 1.619 cá nhân, trong đó các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số đang nắm giữ di sản lần lượt là 43/131 Nghệ nhân nhân dân, 748/1.619 Nghệ nhân ưu tú; đã có 279 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số (trên tổng số 589 di sản văn hóa phi vật thể của cả nước) đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa hóa phi vật thể quốc gia.
Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân, chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể được xác định là những đối tượng quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Chính vì vậy, thời gian qua đã có những chính sách riêng cho đối tượng này như: (1) Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; (2) Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; (3) Nghị định số 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
+ Tại Điều 14 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024, chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể quy định:
“1. Nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể được hưởng chính sách, chế độ đãi ngộ của Nhà nước như sau:
a) Được Nhà nước xét tặng, trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức khen thưởng, tôn vinh khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
b) Hỗ trợ cơ sở vật chất, công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa liên quan cho hoạt động duy trì thực hành, truyền dạy, sáng tạo, trình diễn, để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa liên quan cho việc thành lập, tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt với các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh, di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền;
d) Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng khi chết;
đ) Có chế độ, chính sách đặc biệt ưu tiên nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số;
e) Chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các chính sách quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chế độ đãi ngộ nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. ”.
Như vậy, có thể thấy các chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách đối với nghệ nhân (bao gồm cả nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu và cả nghệ nhân chưa được phong tặng danh hiệu) đều đã được quan tâm và quy định tại Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024. Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trình Chính phủ các nghị định, thông tư hướng dẫn luật để cụ thể hóa các nội dung, chính sách này.
- Về kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
Hiện nay, công tác đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng vẫn đang được các địa phương thực hiện bình thường theo quy định tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng và Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.
- Về kiến nghị quan tâm, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung ngành “Nghệ thuật biểu diễn” là ngành đặc thù để có những chính sách đặc thù áp dụng đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
1. Hiện tại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang hoàn thiện nội dung Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, dự kiến trình trong Quý I năm 2025, trong đó có đề xuất một số nhóm chính sách đặc thù như chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2. Căn cứ khoản 3 Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;
Căn cứ Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, tại Mục XXVIII Danh mục ghi nhận công việc:
+ Điều kiện lao động loại VI gồm có: Diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao.