Công văn 5780/TCHQ-CCHĐH hướng dẫn xử lý vướng mắc về nghiệp vụ khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 5780/TCHQ-CCHĐH
Ngày ban hành 29/09/2010
Ngày có hiệu lực 29/09/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5780/TCHQ-CCHĐH
V/v hướng dẫn xử lý vướng mắc về nghiệp vụ khi thực hiện TTHQĐT

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2010

 

Kính gửi:

Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lào Cai, Cần Thơ, Hà Tĩnh.

 

Thực hiện công văn số 4252/TCHQ-CCHĐH ngày 2/8/2010 về việc hướng dẫn xử lý vướng mắc phần mềm trong thủ tục hải quan điện tử nhằm đẩy mạnh mở rộng thủ tục hải quan điện tử, phấn đấu đạt các chỉ tiêu theo chỉ đạo của Bộ tại Thông báo số 4840/TB-TCHQ ngày 19/8/2010. Trên cơ sở các nội dung đã được thống nhất (tại Hội nghị ở Đà Nẵng từ 16-20/8/2010), Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý vướng mắc về nghiệp vụ thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố như sau:

1. Khai báo hàng nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, hàng đóng chung container.

Nội dung vướng mắc: Một số nội dung doanh nghiệp cần diễn giải thêm khi khai báo thực hiện được nhưng khi in tờ khai điện tử không hiển thị gây khó khăn trong quản lý như hàng nhập đồng bộ, hàng đóng chung container….

Hướng dẫn xử lý:

- Đối với các nội dung cần diễn giải ở phần chung của tờ khai: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp khai báo theo hướng thể hiện hàng nhập đồng bộ, hàng đóng chung container tại ô “Ghi chép khác” của tờ khai hải quan điện tử Mẫu số 3a, 3b Phụ lục II Thông tư 222/2009/TT-BTC;

- Đối với các nội dung cần diễn giải ở từng dòng hàng: thể hiện chi tiết tại ô Tên hàng, quy cách phẩm chất của tờ khai hải quan điện tử.

- Đối với các nội dung khác cơ quan hải quan thấy cần thiết phải thể hiện trên tờ khai hải quan điện tử in mà không quy định trong Thông tư 222/2009/TT-BTC: công chức thực hiện xem xét từng trường hợp cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp khai vào ô “Ghi chép khác”.

2. Thể hiện tổng chi phí bảo hiểm (I) và cước phí vận chuyển hàng hóa (F) trên tờ khai hải quan điện tử in.

Nội dung vướng mắc: Hàng nhập có giá FOB, việc khai báo I và F không thể hiện giao diện trên tờ khai nên không kiểm tra việc phân bổ trong trị giá tính thuế (trên tờ khai giấy thì doanh nghiệp có khai báo làm cơ sở kiểm tra).

Hướng dẫn xử lý: Yêu cầu các Cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khi cần thể hiện tổng I, F, THC (phí thu hộ, trả hộ) trên mặt tờ khai thì khai báo vào ô “Ghi chép khác” thể hiện tại Mẫu số 3b Phụ lục II Thông tư 222/2009/TT-BTC.

3. Khai báo số hiệu container đối với hàng xuất khẩu

Nội dung vướng mắc: Trên giao diện tờ khai xuất khẩu chưa thể hiện số hiệu container khi doanh nghiệp thực hiện khai báo do việc khai báo có thể thực hiện trước việc đóng hàng hóa vào container.

Hướng dẫn xử lý: Chức năng khai bổ sung số hiệu container đối với hàng hóa xuất khẩu đang được bổ sung vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trong thời gian bổ sung chức năng khai báo bổ sung các Cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai báo số hiệu container tại Bản kê kèm theo tờ khai (Mẫu 10 Phụ lục II Thông tư 222/2009/TT-BTC); in và nộp kèm tờ khai điện tử in tại khu vực giám sát hải quan.

4. Kiểm dịch thực vật, động vật, thủy sản

Nội dung vướng mắc: Theo Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 14/3/2003 thì hàng nhập khẩu phải kiểm dịch thực vật, động vật, thủy sản được thông quan trên cơ sở Giấy đăng ký kiểm dịch mà không phải chờ kết quả kiểm dịch trừ trường hợp quy định tại điểm 4.1 Khoản II Thông tư này, cụ thể: “Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch có yêu cầu kiểm dịch xong lô hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan thì 2 Cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và Cơ quan hải quan chỉ quyết định thông quan sau khi có kết luận của cơ quan kiểm dịch”. Tuy nhiên, Điều 23 Thông tư 222/2009/TT-BTC quy định trường hợp kiểm dịch động thực vật thuộc đối tượng mang về bảo quản và chỉ được thông quan khi đã nộp kết quả kiểm dịch. Như vậy, cả doanh nghiệp và hải quan đều phát sinh thêm công việc là phải theo dõi việc bổ sung kết quả kiểm dịch thực vật, không tạo thông thoáng hơn so với khai báo truyền thống.

Hướng dẫn xử lý: Nội dung Điều 23 Thông tư 222/2009/TT-BTC và Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS quy định nội dung giống nhau. Vì vậy, Tổng cục hải quan đề nghị các Cục hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định.

5. Quyết định hình thức mức độ kiểm tra tự động

Nội dung vướng mắc: Thông tư 222/2009/TT-BTC không quy định lãnh đạo Chi cục phải duyệt phân luồng, mà việc duyệt phân luồng, quyết định hình thức mức độ kiểm tra được thực hiện tự động thông qua cập nhật các phiên bản rủi ro nên khi phân luồng tờ khai công chức nhận được mức độ kiểm tra trên chỉ dẫn phân luồng và phản hồi về cho doanh nghiệp cũng như chỉ dẫn các khâu nghiệp vụ tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế hiện nay hầu hết các Chi cục chưa thực hiện được việc cập nhật phiên bản rủi ro do phần mềm khai điện tử mới không thiết kế chức năng này.

Hướng dẫn xử lý:

- Ngày 4/12/2009 Tổng cục hải quan đã ban hành công văn số 76/TCHQ-ĐT hướng dẫn về việc ... điện tử. Theo đó tại điểm b, Khoản 2 Mục III hướng dẫn Chi cục trưởng chịu trách nhiệm về việc xây dựng phiên bản dữ liệu đánh giá rủi ro; thiết lập tiêu chí phân tích cấp Chi cục, báo cáo về Cục phê duyệt, cập nhật hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro để hỗ trợ việc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.

- Chức năng cập nhật trên phần mềm: Cục Công nghệ thông tin phối hợp Cục Điều tra chống buôn lậu xây dựng công cụ để Chi cục hải quan cập nhật các phiên bản rủi ro đã xây dựng vào hệ thống quản lý rủi ro giai đoạn II. Thời gian hoàn thiện: tháng 10/2010.

6. Xây dựng phiên bản rủi ro cấp Cục và Chi cục trong thủ tục hải quan điện tử

Nội dung vướng mắc: Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 222/2009/TT-BTC quy định việc quản lý rủi ro thực hiện theo Quyết định 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài chính; giao Tổng cục Hải quan quy định cụ thể về quản lý rủi ro đối với việc phân luồng, quyết định hình thức mức độ kiểm tra và một số bước nghiệp vụ khác hỗ trợ việc phân luồng, quyết định hình thức mức độ kiểm tra như: kiểm tra sơ bộ, quyết định hàng hóa chuyển cửa khẩu, cho phép nộp chậm chứng từ, chuyển đổi chứng từ, lấy mẫu hàng hóa và kiểm tra định mức …. Tuy nhiên cho đến nay Tổng cục hải quan chưa có quy định cụ thể về nội dung này dẫn đến lượng công việc ở các khâu nhiệm vụ tăng, gây chậm thời gian thông quan.

Hướng dẫn xử lý: Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan, Chi cục Hải quan trên cơ sở phân cấp quy định Quyết định 35/QĐ-TCHQ và Công văn số 76/TCHQ-ĐT để tiến hành tổ chức thu thập, phân tích thông tin, đánh giá quá trình chấp hành của doanh nghiệp để xây dựng phiên bản dữ liệu đánh giá rủi ro để đưa ra mức độ kiểm tra hỗ trợ cho việc phân luồng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 222/2009/TT-BTC.

7. Chữ ký số

Nội dung vướng mắc: Trong trường hợp triển khai chữ ký số một doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử được cấp một dạng chữ ký số mà có nhiều doanh nghiệp giao nhận thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan. Vậy việc khai báo sẽ sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp hay đại lý làm thủ tục hải quan?

[...]