Công văn 4654/TCT-QLRR năm 2023 hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu | 4654/TCT-QLRR |
Ngày ban hành | 20/10/2023 |
Ngày có hiệu lực | 20/10/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Người ký | Ngô Thị Thùy Linh |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4654/TCT-QLRR |
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1388/QĐ- TCT về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Để việc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT được triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc, Tổng cục Thuế hướng dẫn một số nội dung cụ thể sau:
1. Lưu ý trong triển khai áp dụng quản lý rủi ro phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo Quyết định nêu trên áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
- Đối với Danh sách doanh nghiệp có các thông tin giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; Danh sách doanh nghiệp bị cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an: Đề nghị các Cục Thuế/Chi cục Thuế rà soát, thực hiện nhập hoặc đẩy vào ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế tại khoản 3 Điều 8 Quyết định số 1388/QĐ-TCT ngày 18/9/2023.
- Đối với danh sách doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro thuộc kế hoạch kiểm tra về quản lý và sử dụng hóa đơn: đề nghị các Cục Thuế rà soát, phê duyệt danh sách doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn trên ứng dụng QLRR phân hệ hóa đơn chặt chẽ để ứng dụng đẩy tự động vào phân hệ hoàn làm căn cứ đối chiếu với chỉ số tiêu chí Nhóm I. Ứng dụng bắt đầu thực hiện với Danh sách doanh nghiệp rủi ro cao từ ngày 25/10/2023.
Trường hợp cơ quan công an có văn bản phối hợp rà soát danh sách các doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn gửi đến các cơ quan thuế các cấp thì cơ quan thuế thực hiện cập nhật danh sách này vào ứng dụng quản lý rủi ro làm cơ sở đối chiếu với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Ứng dụng hỗ trợ nhập thông tin danh sách có rủi ro về hóa đơn do cơ quan công an chuyển sang từ ngày 01/01/2024.
3. Về việc xác định ngưỡng rủi ro
- Phương pháp phân tích đánh giá mức độ rủi ro của từng chỉ số tiêu chí được tính toán chủ yếu theo các hàm xác suất thống kê, ứng dụng tự động tính toán đưa ra mức điểm từ 1 điểm đến 10 điểm.
- Phương pháp phân ngưỡng rủi ro cao đối với từng hồ sơ đề nghị hoàn dựa trên tổng điểm rủi ro và lựa chọn theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng rủi ro cao được xác định theo tổng điểm rủi ro (ứng dụng có thế cho phép phân ngưỡng theo nhóm cơ quan thuế hoặc theo từng Cục Thuế).
+ Phương pháp số tương đối: số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng trong vòng 12 tháng (hoặc 24 tháng) của cơ quan thuế.
4. Phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí
- Tổng cục Thuế sử dụng chỉ số tiêu chí Nhóm II và có thể lựa chọn thêm chỉ số tiêu chí Nhóm III (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng. Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế sử dụng được áp dụng toàn quốc.
- Cục Thuế có thể lựa chọn, xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí. Trên cơ sở các chỉ số tiêu chí Nhóm II và Nhóm III ban hành theo Quyết định 1388/QĐ- TCT ngày 18/9/2023 để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế áp dụng tại địa phương cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và phù hợp với công tác quản lý. Trường hợp Cục Thuế lựa chọn xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí mới thì Cục Thuế có văn bản báo cáo gửi Tổng cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét, quyết định thực hiện.
Ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế hỗ trợ Tổng cục Thuế, Cục Thuế được thử nghiệm xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí.
Đối với chỉ số tiêu chí nhóm III, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng ứng dụng và bắt đầu triển khai từ 01/01/2024.
5. Xử lý kết quả phân loại hồ sơ hoàn
Tiếp nhận thông tin từ ứng dụng TMS (phân hệ hoàn thuế) sang ứng dụng quản lý rủi ro (phân hệ hoàn thuế): Trường hợp hồ sơ hoàn thuế có kết quả phân loại không thuộc diện kiểm trước theo quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, khoản 1 Điều 33 Thông tư số 80/2021/TT-BTC, ứng dụng TMS (phân hệ hoàn thuế) tự động chuyển thông tin ngay sang ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế để tiếp tục thực hiện đánh giá rủi ro và phân loại hồ sơ hoàn thuế.
Trường hợp sau khi ứng dụng quản lý rủi ro phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau nhưng trong quá trình giải quyết theo quy định tại Quy trình hoàn thuế ban hành tại Quyết định số 679/QĐ-TCT, Thông tư số 80/2021/TT-BTC mà cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang diện kiểm trước thì ứng dụng TMS phải cập nhật trạng thái, lý do chuyển kiểm trước và cập nhật sang ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế để theo dõi loại trừ kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế gặp sự cố, không trả kết quả sau thời gian nêu trên thì bộ phận quản lý rủi ro lập phiếu đề xuất phương án giải quyết theo mẫu số 08-QLHT/QĐ-QLRR ban hành tại theo Quyết định 1388/QĐ-TCT ngày 18/9/2023 chuyển Lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt phương án phân tích, đánh giá rủi ro thủ công đối với hồ sơ hoàn thuế theo “Trường hợp chưa áp dụng ứng dụng phân tích dữ liệu và quản lý rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế” quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy trình hoàn thuế ban hành tại Quyết định số 679/QĐ-TCT.
II. Kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện
- Tập huấn trực tuyến hướng dẫn các Cục Thuế áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế vào ngày 24/10/2023.
2.1 Tập huấn trực tuyến