Công văn 4367/BHXH-TTKT năm 2021 về bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành đầy đủ cho ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 4367/BHXH-TTKT
Ngày ban hành 29/12/2021
Ngày có hiệu lực 29/12/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Lê Hùng Sơn
Lĩnh vực Bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4367/BHXH-TTKT
V/v phối hợp trả lời kiến nghị của cử tri

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nhận được Công văn số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc phối hợp trả lời kiến nghị cử tri gửi đến trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, Cà Mau. Nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, Cà Mau:

“Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật BHXH năm 2014 thì Ngành BHXH được giao chức năng thanh tra chuyên ngành (TTCN) về đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Hiện nay Chính phủ mới chỉ trao quyền cho cơ quan BHXH dùng lại ở chức năng TTCN về đóng BHXH, BHYT, BHTN, chưa giao chức năng thanh tra chi BHXH, BHYT, BHTN nên nhiệm vụ TTCN còn chưa được đng bộ và toàn diện, hiệu lực quản lý nhà nước chưa cao, trong khi tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ đã xy ra ngày càng phức tạp. Kiến nghị bổ sung chức năng TTCN đầy đủ cho ngành BHXH cả thu và chi BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH Việt Nam có ý kiến như sau:

Theo Công văn số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021 của Văn phòng Chính phủ, đối với nội dung kiến nghị trên được giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì trả lời, BHXH Việt Nam là cơ quan phối hợp trả lời về nội dung liên quan theo lĩnh vực quản lý. Do đó, BHXH Việt Nam có ý kiến tham gia, làm rõ thêm đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, Cà Mau, cụ thể một số nội dung sau:

1. Kết quả tích cực khi được giao TTCN đóng BHXH, BHTN, BHYT

Qua đánh giá kết quả 5 năm (2016-2020) ngành BHXH Việt Nam thực hiện TTCN về đóng BHXH, BHTN, BHYT (BHXH Việt Nam đã tổ chức đánh giá và có báo cáo gửi Chính phủ và các Bộ, Ngành) cho thấy: Việc giao cơ quan BHXH thực hiện TTCN về đóng BHXH, BHTN, BHYT đã có hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đây cơ quan BHXH chỉ thực hiện kiểm tra (phát triển đối tượng tham gia tăng nhanh; đảm bảo quyền lợi cho người lao động về thời gian đóng, mức đóng; tăng s thu các quỹ; s tiền nợ BHXH, BHTN, BHYT có t lệ giảm dn qua các năm...); nhận thức của các tổ chức, đơn vị, cá nhân được nâng lên, việc tuân thủ, chấp hành pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Cụ thể:

- Bảo vệ quyền lợi cho tổng số 240.645 người lao động (do đơn vị không đóng, đóng thiếu thời gian hoặc đóng thiếu mức đóng), truy đóng về quỹ BHXH, BHTN, BHYT hơn 664 tỷ đồng (bằng 120% về s lao động, bằng 451% về số tiền truy đóng so với s thực hiện kiểm tra giai đoạn 2011-2015).

- Giai đoạn 2010 - 2015 cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền xử lý vi phạm nên rất khó khăn khi yêu cầu đơn vị nộp số tiền nợ, kết quả khắc phục nợ còn khiêm tốn. Khi thực hiện chức năng TTCN đóng đã yêu cầu các đơn vị khắc phục nộp số tiền bằng 70% tổng số tiền đơn vị được thanh tra nợ (8.956 tỷ đồng) góp phần giải quyết kịp thời chế độ BHKH, BHTN, BHYT cho người lao động.

- Tổng số nợ/Tng số phải thu giảm dần trong giai đoạn 2015-2020 (trước năm 2016, thời điểm ngành BHXH Việt Nam chưa được giao thực hiện chức năng TTCN đóng s nợ chiếm tỷ lệ tương đối cao so với tổng số phải thu theo kế hoạch được giao 3.53% (năm 2015); thì đến năm 2019 s nợ đã giảm còn 1,63% giảm 46,2% so với năm 2015. Riêng năm 2020, tỷ lệ nợ chiếm 3,67% nguyên nhân chủ yếu do đại dịch Covid 19 đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến nợ BHXH gia tăng), cụ thể:

Đơn vị tính: tđồng.

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tng số phải thu

216.577

257.297

291.321

332.006

368.181

391.788

Tổng số n

7.651

7.580

5.737

5.715

6.018

14.368

Tỷ lệ n

3,53%

2,95%

1,97%

1,72%

1,63%

3,67%

- Riêng năm 2020, Ủy ban hội đã đánh giá kết quả thanh tra, kiểm tra về BHXH của Chính phủ báo cáo (tại Báo cáo số 174/BC-CP) chủ yếu là kết quả do BHXH Việt Nam thực hiện1.

2. Những hạn chế, khó khăn khi cơ quan BHXH chưa được thực hiện TTCN về thanh toán, chi trả, hưởng BHXH BHTN, BHYT

BHXH Việt Nam chưa được giao chức năng TTCN việc thanh toán, chi trả, hưng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT nên khi phát hiện các hành vi sai phạm hoặc có dấu hiệu trục lợi qu BHXH, BHTN, BHYT chỉ có thể từ chối thanh toán hoặc yêu cầu hoàn trả về qu BHXH, BHTN, BHYT và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, tuy nhiên nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực thanh toán BHXH, BHTN, BHYT đã được cơ quan BHXH phát hiện, kiến nghị nhưng chưa được cơ quan có chức năng xử lý kịp thời.

Mặt khác, tình trạng lợi dụng, lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT có chiều hướng gia tăng, giá trị lớn; hình thức vi phạm đa dạng, có ý thức chủ quan của con người và tinh vi hơn là nguy cơ chủ yếu ảnh hưởng đến an toàn của qu an sinh xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng. Theo đó phải kể đến một số hành vi cụ th như:

2.1. Về BHXH, BHTN:

- Việc mua bán sổ BHXH; mua bán, cấp khống giấy tờ; làm giả giấy tờ, khai man thời gian công tác; nâng khống mức đóng, gửi đóng, khai khống hồ sơ, kê khai không trung thực... để trục lợi hưởng BHXH, BHTN.

- Giám định hưởng chế độ BHXH.

- Chủ sử dụng lao động cố tình giữ sổ BHXH, giữ tiền ốm đau, thai sản, dưỡng sc phục hồi sức khỏe để khấu trừ vào số nợ của người lao động.

- Cấp khống Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH để hưởng chế độ ốm đau; tuyển lao động là phụ nữ mang thai, thực hiện đăng ký đóng BHXH nhưng thực tế không làm việc tại đơn vị đ trục lợi BHXH thông qua việc giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con...

2.2. Về BHYT:

- Cá nhân: Mượn thẻ BHYT của người khác đi khám bệnh, chữa bệnh (KCB); lạm dụng chính sách thông tuyến để đi KCB nhiều lần tại nhiều cơ sở KCB trong cùng khoảng thời gian...; tập hợp thẻ BHYT để lập khng hồ sơ lấy thuốc BHYT...

- Các cơ sở y tế:

+ Thanh toán chi phí KCB BHYT nhưng chưa đúng, đủ điều kiện về giấy phép hoạt động, phạm vi chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, đăng ký thời gian thực hiện...; thanh toán không đúng hạng, đúng tuyến; hạ tuyến chuyên môn kỹ thuật để lợi dụng chính sách thông tuyến KCB; bác sĩ đăng ký KCB ở nhiều nơi, thực hiện chỉ định và thanh toán KCB BHYT trùng thời gian ở nhiều cơ sở; mượn danh đ làm việc (thuê chứng chỉ hành nghề).

+ Lợi dụng chính sách xã hội hóa để đặt máy, lạm dụng chỉ định và thanh toán cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết, thậm chí không liên quan đến bệnh lý).

+ Thanh toán tiền giường, tiền khám, dịch vụ kỹ thuật (DVKT), vật tư y tế, thuốc, máu... đã có trong cơ cấu giá; áp sai giá tiền giường, DVKT (áp cao hơn thực tế thực hiện); thanh toán DVKT không thực hiện; tách DVKT để thanh toán; kéo dài ngày giường điều trị, thanh toán tiền giường bất hợp lý (thanh toán giường hồi sức tích cực từ ngày nhập viện đến ngày ra viện)...

[...]