Công văn 4145/BGDĐT-TTr năm 2016 về nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 4145/BGDĐT-TTr |
Ngày ban hành | 24/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | 24/08/2016 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hùng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4145/BGDĐT-TTr |
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Các sở giáo dục và đào tạo; |
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 (Chỉ thị 10); ngày 13/8/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có công văn số 5571/BGDĐT-TTr hướng dẫn các sở GDĐT, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ đạo và tổ chức đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy từ năm học 2013-2014.
Căn cứ vào tình hình thực hiện của các địa phương và các cơ sở giáo dục, đào tạo; định hướng và đề xuất, kiến nghị trong Báo cáo số 874/BC-TTCP ngày 29/4/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 10 và Công văn số 3425/VPCP-V.I ngày 13/5/2016 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Báo cáo số 874/BC-TTCP ngày 29/4/2016;
Bộ GDĐT đề nghị các địa phương và cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung sau:
1. Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13/8/2013, tiếp tục quán triệt và nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục về PCTN tại các cơ sở GDĐT; chỉ đạo quyết liệt và có biện pháp tích cực, hiệu quả hơn nữa trong thực hiện Chỉ thị 10.
2. Đối với cấp trung học phổ thông: Việc lồng ghép, tích hợp nội dung PCTN vào giảng dạy cần đặt trọng tâm vào việc giáo dục đạo đức liêm chính, kết hợp giảng dạy pháp luật về PCTN với thời lượng phù hợp; khuyến khích giáo viên các môn khoa học xã hội lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức liêm chính và pháp luật về PCTN vào giáo án và sử dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt, hiệu quả.
3. Đối với các trường, khoa Dự bị đại học: Căn cứ vào thực tế của đơn vị, lựa chọn hình thức phù hợp để lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy về pháp luật PCTN cho học sinh và báo cáo Bộ GDĐT về cách thức tổ chức của Trường, Khoa để có cơ sở kiểm tra, đánh giá, báo cáo Chính phủ.
4. Đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng: Nghiêm túc thực hiện đưa nội dung PCTN vào cả chương trình chính khóa và ngoại khóa, đảm bảo đủ thời lượng theo quy định, trong đó:
- Các chương trình đào tạo chuyên về luật: nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào học phần Luật Hành chính, Luật Hình sự hoặc học phần bắt buộc khác phù hợp với thời lượng 15 Tiết, trong đó có 5 Tiết tự nghiên cứu.
- Các chương trình đào tạo không chuyên về luật: nội dung PCTN được tích hợp, lồng ghép vào học phần Pháp luật đại cương hoặc học phần bắt buộc khác phù hợp với thời lượng 5 Tiết.
5. Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 10. Có hình thức chủ động, tích cực trong việc tham khảo các tài liệu chính thống của địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy PCTN. Chủ động xây dựng kế hoạch hằng năm về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về PCTN cho giáo viên, giảng viên; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi về nội dung - phương pháp giảng dạy nội dung PCTN đạt hiệu quả. Đa dạng hóa các hình thức trong hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền pháp luật về PCTN.
6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tổ chức đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở GDĐT nhằm đánh giá toàn diện về thực trạng triển khai, kết quả thực hiện Chỉ thị 10 để có kế hoạch triển khai phù hợp với thực tế địa phương và đơn vị.
7. Chủ động tiến hành việc biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 10 với hình thức phù hợp.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 10, các địa phương và các cơ sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Thanh tra) những vấn đề cần Điều chỉnh và những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để được hướng dẫn và xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |