BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 3879/BGDĐT-KHTC
V/v Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm
2011
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2010
|
Kính
gửi:
|
- Các đơn vị quản lý nhà nước
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Các Vụ và đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg
ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Căn cứ Thông tư số 90/2010/TT-BTC
ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước
năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc,
các Vụ và đơn vị thuộc cơ quan Bộ triển khai xây dựng kế hoạch dự toán năm 2011
như sau:
I. Đánh giá tình hình thực hiện
nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2010
1. Đối với các đơn vị là cơ quan
quản lý nhà nước:
Đánh giá tình hình thực hiện dự
toán chi ngân sách nhà nước theo các nhiệm vụ được giao:
a - Chi quản lý hành chính:
- Đánh giá thực hiện dự toán 6
tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2010, chi tiết tình hình đáp ứng kinh phí cho từng
nội dung nhiệm vụ phải triển khai trong năm, đặc biệt là các nhiệm vụ phục vụ
cho công tác chỉ đạo toàn ngành của Bộ. Báo cáo tình hình thực hành tiết kiệm
chi thường xuyên, trong đó báo cáo cụ thể tình hình thực hiện cắt giảm các khoản
chi chưa cần thiết như: chi các hội nghị, lễ hội, đi công tác ngoài nước không
thực sự thiết thực,... Trên cơ sở đó tập trung nguồn đảm bảo chi cho các nhiệm
vụ mới phát sinh.
- Đánh giá kết quả việc tổ chức
triển khai chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005
của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006 của
Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, theo các nội dung: xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ; sắp xếp bộ máy, chi trả thu nhập trong năm cho người lao động; những khó
khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, kiến nghị với các Bộ, ngành có liên
quan; việc thực hiện công khai tài chính tại đơn vị.
- Đánh giá kết quả thực hiện và
những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách
và chế độ chi tiêu trong năm 2010, việc chấp hành chế độ báo cáo tài chính, quyết
toán kinh phí. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của
các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
- Đánh giá tình hình triển khai
công tác cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 trong quản lý NSNN năm 2010;
nêu rõ tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Đánh giá kết quả thực hiện cải
cách tiền lương: xác định nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, kết
quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ
tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất
lương) và từ 40% nguồn thu để lại theo chế độ quy định; trong năm 2010 và giai
đoạn 2007-2010, xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng hết
(sau khi đã bố trí đảm bảo đủ nguồn để thực hiện mức lương tối thiểu 730.000đ/tháng
trong năm 2010) chuyển sang năm 2011 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải
cách tiền lương (báo cáo số liệu cụ thể theo biểu đính kèm).
b- Chi sự nghiệp giáo dục và đào
tạo:
- Đánh giá tình hình thực hiện dự
toán kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm
2010, chi tiết kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chuyên môn toàn ngành
(tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thi tốt nghiệp trung học phổ
thông và bổ túc văn hoá, các nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục, các nhiệm
vụ thanh tra, kiểm tra, các dự án Luật, triển khai chương trình, đề án của
ngành, hội nghị, hội thảo, tập huấn, khảo sát ...)
- Đánh giá tình hình triển khai
các Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại nước ngoài (Đề án 322), Đề án xử
lý nợ với Liên bang Nga, đào tạo diện hiệp định: về kinh phí và số lượng sinh
viên đào tạo đến 30/6/2010 và dự kiến đến 31/12/2010 (chi tiết theo số sinh
viên Việt Nam được cử đi học các nước và số sinh viên nước ngoài vào học tại Việt
Nam); về hiệu quả và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện
theo các cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu hiện hành, kiến nghị và đề xuất
giải pháp với các Bộ, ngành liên quan.
- Chi vốn đối ứng, vốn viện trợ
đối với các dự án ODA: đánh giá số liệu giải ngân theo từng loại nguồn vốn so với
kế hoạch năm và luỹ kế giải ngân đến năm 2009, thực hiện 6 tháng đầu năm 2010
và ước thực hiện đến hết năm 2010 so với tổng số theo từng loại nguồn vốn đã ký
trong hiệp định dự án. Đánh giá việc thực hiện các thủ tục xác nhận vốn viện trợ
không hoàn lại; Thực hiện việc báo cáo tài chính, quyết toán và kiểm toán; Những
khó khăn vướng mắc cụ thể trong hoạt động giải ngân dự án, kiến nghị và đề xuất
giải pháp thực hiện.
c- Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa
học:
- Tình hình, tiến độ thực hiện
các dự án, đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ.
- Số lượng đề tài cấp nhà nước,
cấp Bộ đã hoàn thành so với kế hoạch.
- Tình hình triển khai các nhiệm
vụ khoa học công nghệ đối với các đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ nguồn kinh
phí khoa học hàng năm.
- Thực hiện các chế độ, định mức,
chấp hành chế độ báo cáo tài chính và quyết toán kinh phí.
- Các đề tài còn tồn đọng, đã
quá hạn của các năm trước chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất hướng
xử lý dứt điểm.
- Những vướng mắc khó khăn trong
việc thực hiện cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ.
d- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường,
sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế:
- Đánh giá tiến độ thực hiện
theo từng dự án, kết quả giải ngân dự án, việc chấp hành các chế độ, định mức,
chế độ báo cáo tài chính, quyết toán kinh phí.
- Hiệu quả sử dụng kinh phí và
tác động tích cực của việc thực hiện dự án. Các dự án còn tồn đọng, chưa quyết
toán, nêu rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực hiện.
đ- Chi chương trình mục tiêu quốc
gia: Phân tích, so sánh giữa nguồn vốn đã được bố trí thực hiện với yêu cầu thực
tế của từng dự án, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu và tỷ lệ đạt được;
đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí CTMTQG, những ưu điểm, tác động tích cực của
việc thực hiện CTMTQG giáo dục - đào tạo và các CTMTQG khác đã triển khai.
2. Đối với các Vụ và đơn vị thuộc
cơ quan Bộ:
Đánh giá kết quả và ước thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch phục vụ công tác chỉ đạo toàn ngành (triển khai chương trình,
đề án của ngành được Chính phủ phê duyệt, soạn thảo văn bản, hội nghị, hội thảo,
tập huấn, khảo sát ...) đã được bố trí kinh phí năm 2010 theo từng nội dung.
II. Xây dựng kế hoạch năm
2011
1. Các văn bản làm căn cứ xây dựng
kế hoạch năm 2011
Năm 2010 là năm cuối của kỳ kế
hoạch 2006-2010, việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những định hướng lớn
trong các văn bản sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011 - 2015.
- Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Các Nghị quyết của Bộ Chính trị,
các Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục, các Nghị định của Chính phủ và các Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh các vùng trong cả nước.
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP
ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường.
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP
ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
- Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP
ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006- 2020.
- Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 11/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010
của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
- Các văn bản chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đối với các đơn vị trực thuộc.
2. Xây dựng dự toán chi NSNN năm
2011
2.1. Mục tiêu và nguyên tắc:
Dự toán NSNN năm 2011 cần tiếp tục
quán triệt thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong năm 2010 rà soát,
sắp xếp lại các khoản chi ngân sách để triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả
sử dụng ngân sách đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện các chương trình, dự
án và các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra, đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện
hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khi xây dựng dự toán.
2.2. Đối với các đơn vị là cơ
quan quản lý nhà nước :
Xây dựng dự toán chi NSNN năm
2011 trên cơ sở đánh giá ước thực hiện dự toán được giao năm 2010 và các nhiệm
vụ phục vụ chỉ đạo chung toàn ngành.
- Dự toán chi từ nguồn thu lệ
phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2011; các nguồn
thu khác (nếu có).
- Chi quản lý hành chính căn cứ
trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2010, dự kiến nhiệm vụ
năm 2011 (làm rõ các khoản chi chỉ phát sinh năm 2010, không phát sinh năm
2011, các khoản phát sinh tăng mức năm 2011 theo chế độ đã được cáp có thẩm quyền
phê duyệt). Dự toán cần sắp xếp thứ tự ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện những
chế độ, chính sách chi đã được ban hành; những nhiệm vụ quan trọng Thủ tướng
Chính phủ, cấp có thẩm quyền đã giao.
- Dự toán nguồn cải cách tiền
lương: Các đơn vị tiếp tục chủ động thực hiện đầy đủ, đúng quy định các giải
pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Đề án cải cáh tiền lương giai đoạn
2008-2012. Theo đó: dành một phần nguồn thu được để lại năm 2011 theo chế độ; tiết
kiệm 10% chi thường xuyên năm 2011 (không kể tiền lương và các khoản có tính chất
lương), đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm
trước chưa sử dụng hết (nếu có) sang năm 2011 để tiếp tục thực hiện; toàn bộ
nguồn kinh phí này phải được hạch toán, quản lý riêng để tạo nguồn tiếp tục thực
hiện cải cách tiền lương, không sử dụng nguồn kinh phí này cho mục đích khác.
- Các nhiệm vụ cần hỗ trợ kinh
phí quản lý hành chính (đặc thù): Kinh phí để thực hiện các công việc chỉ đạo
toàn ngành của Bộ và các nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính
phủ và nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao như: Tổ chức và thanh tra, kiểm
tra thi tốt nghiệp THPT và BTVH; Xây dựng, soạn thảo và rà soát văn bản qui phạm
pháp luật; Đề án cải cách thủ tục hành chính; Các hoạt động về hợp tác quốc tế
(đoàn ra, đoàn vào); Mua sắm tài sản cố định có số lượng và giá trị lớn, cải tạo
sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất qui mô lớn …
- Các nhiệm vụ hỗ trợ kinh phí
đào tạo (đặc thù) thực hiện nhiệm vụ chuyên môn toàn ngành: Các đoàn thi quốc tế
và khu vực; Niên liễm quốc tế; Khen thưởng thi đua và kỷ niệm chương; Khen thưởng
học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và khu vực; Thông tin tuyên truyền báo chí; Nhiệm
vụ thanh tra ngoài thanh tra thường xuyên thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước; Hội
nghị, Hội thi toàn ngành; Cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục; Phổ biến giáo dục pháp luật; các Chương trình,
Đề án của ngành đã được Chính phủ phê duyệt; Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ
nữ và Ban kiên cố hoá trường lớp học…
- Lập dự toán chi ứng dụng công
nghệ thông tin tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT
ngày 26/5/2008 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Công
nghệ Thông tin)
- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao
triển khai các Đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại nước ngoài (Đề án
322), Đề án xử lý nợ với Liên bang Nga, đào tạo diện hiệp định để xây dựng kế
hoạch và lập dự toán chi NSNN năm 2011 (chi tiết theo số sinh viên Việt Nam được
cử đi học các nước và số sinh viên nước ngoài vào học tại Việt Nam, phần chi
đào tạo tại nước ngoài, phần chi trong nước) (Cục Đào tạo với nước ngoài).
2.3. Đối với các Vụ và các đơn vị
thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ vào nhiệm vụ được Lãnh đạo
Bộ giao triển khai các đề án, dự án giáo dục đào tạo đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật (Luật, Pháp lệnh và Nghị quyết
của Quốc hội; Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị và Văn
bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ giao),
căn cứ vào các quy định, định mức chi tiêu hiện hành lập dự toán chi tiết theo
từng nội dung (gửi Văn phòng Bộ và Vụ Kế hoạch - Tài chính).
3. Biểu mẫu lập dự toán và thời
hạn báo cáo
Các đơn vị thực hiện xây dựng và
báo cáo dự toán chi NSNN năm 2011 đầy đủ các nội dung nhiệm vụ theo các biểu mẫu
kèm theo công văn này, gửi về Vụ Kế hoạch - Tài chính trước ngày 15/7/2010 để tổng
hợp trình Lãnh đạo Bộ báo cáo Bộ Tài chính.
Văn phòng Bộ, Cơ quan đại diện tại
TP.HCM, Thanh tra Giáo dục, các Vụ, Cục và đơn vị thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và
Đào tạo phối hợp để thống nhất xây dựng dự toán chi NSNN năm 2011 đầy đủ các nội
dung nhiệm vụ của Bộ theo đúng các định mức, chế độ nhà nước qui định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Lưu VT, KHTC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận
|