Kế hoạch 2300/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 2300/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2020
Ngày có hiệu lực 30/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2300/KH-UBND

Hải Dương, ngày 30 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 26/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, UBND tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được giao trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 30-CT/TW).

b) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, liên tục, lâu dài từ tỉnh tới các địa phương và trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

c) Xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt.

d) Thu hút sự quan tâm của của cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực tạo nên hiệu quả và tính xã hội hóa ngày càng cao của các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

đ) Kiến tạo môi trường tiêu dùng an toàn, bền vững, củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào Đảng, Nhà nước và xã hội, góp phần tạo nền tảng cho một xã hội tiêu dùng hạnh phúc và thịnh vượng.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ vai trò của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng.

b) Công tác tuyên truyền phải được quan tâm sâu rộng, toàn diện cả nội dung, hình thức, đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.

c) Các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ tỉnh đến huyện chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hàng tháng, quý, năm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể để triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng:

a) Các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng và ban hành văn bản triển khai việc giám sát, đánh giá trong lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; coi đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cơ quan nhà nước và UBND huyện, thành phố, thị xã.

b) Thực hiện việc nêu gương trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đúng Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2018, trách nhiệm giám sát theo đúng Quy định số 86-QĐ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2017 về giám sát trong Đảng của Ban Chấp hàng Trung ương Đảng.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

a) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu báo cáo UBND tỉnh về việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp ngành, địa phương phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, khắc phục khoảng trống trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở cấp ngành, địa phương; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai thực hiện. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành ở địa phương trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, chính sách có liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

- Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025, chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố để tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh tổng kết, đánh giá thực hiện Quyết định 1997/QĐ- TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực này. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan phù hợp yêu cầu quản lý và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

b) Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh để hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thống nhất từ tỉnh đến huyện, trong nội bộ các ngành, các lĩnh vực trong đó xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát đối với hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ