Công văn 3455/TCHQ-GSQL năm 2022 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 3455/TCHQ-GSQL |
Ngày ban hành | 19/08/2022 |
Ngày có hiệu lực | 19/08/2022 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Mai Xuân Thành |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3455/TCHQ-GSQL |
Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lời công văn số 1773/HQTPHCM-GSQL ngày 19/7/2022 của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh về việc vướng mắc thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 dược sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được xây dựng, ban hành đúng thẩm quyền, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiên cứu kỹ Luật Bưu chính, Luật Hải quan và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết có quy định về hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh gồm: Hiệp định CPTPP, Hiệp định V-EAEUFTA, Hiệp định RCEP, Hiệp định VKFTA, Hiệp định AHKFTA,.. và quán triệt đến các cán bộ, công chức tham mưu có liên quan đến nhận định: “Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế là không phù hợp” làm ảnh hưởng không tốt đến Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
2. Chứng từ vận tải đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
Đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được vận chuyển bằng đường hàng không thì chứng từ vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 130, Điều 131, Điều 141 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mua bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh:
a) Điều 1 Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính quy định: “Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế”. Do vậy, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mua bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo quy định tại Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính.
b) Chính sách thuế áp dụng cho hàng hóa trị giá thấp:
+ Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 quy định:
“2. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng Việt Nam trở xuống được miễn thuế nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế phải nộp trên 100.000 đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng.”
+ Tại Điều 1 Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định:
“Điều 1. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị trên 1.000.000 đồng (một triệu đồng) phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.”
+ Tại điểm 1 công văn số 3923/TCHQ-GSQL ngày 06/8/2021 của Tổng cục Hải quan quy định:
“Trường hợp, một lô hàng thuộc 1 vận đơn tổng (master bill) hoặc chứng từ tương đương mà có nhiều gói, kiện hàng hóa theo từng vận đơn con (house bill) hoặc tương đương của cùng một chủ hàng (cùng tên/số chứng minh thư hoặc số của giấy tờ có giá trị tương đương) mà tổng trị giá hàng hóa các gói hàng của cùng một chủ hàng đó có trị giá hải quan vượt quá 1.000.000 đồng thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ lô hàng, không được áp dụng quy định miễn thuế quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP dẫn trên.”
Như vậy, chính sách thuế nêu trên áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, không phân biệt người mua hay người bán làm thủ tục hải quan.
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, Điều 5 Thông tư 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mua bán qua sàn giao dịch thương mại điện tử gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện theo quy định tại Thông tư 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính. Chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ và Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Để giải quyết triệt để những vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, yêu cầu Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh làm việc với Tổng cục Hải quan, cụ thể như sau:
- Thành phần: Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp và các cán bộ, công chức tham mưu có liên quan đến công văn 1773/HQTPHCM-GSQL.
- Thời gian và địa điểm: 14h ngày 29/8/2022 tại Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh biết, thực hiện./.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |