BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3434/BHXH-KT
V/v hướng dẫn khởi kiện đơn vị SDLĐ
vi phạm pháp luật về đóng BHXH
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2008
|
Kính gửi: Bảo
hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời
gian qua, Bảo hiểm xã hội một số địa phương đã tiến hành khởi kiện đơn vị sử
dụng lao động vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội. Trong quá trình chuẩn
bị và tiến hành khởi kiện đã phát sinh vướng mắc về thời hiệu khởi kiện, trình
tự, thủ tục, chứng cứ pháp lý… Để thuận lợi trong quá trình tiến hành tố tụng
tại Tòa án, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các địa phương
một số nội dung như sau:
I.
Những vấn đề chung:
1. Người
sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị coi là vi phạm pháp luật
về đóng bảo hiểm xã hội nếu có một trong các hành vi sau: không đóng, đóng
không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người
thuộc điện tham gia bảo hiểm xã hội (Điều 134 Luật Bảo hiểm xã hội).
2. Về
thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi
kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Thời
hiệu khởi kiện được xác định căn
cứ vào các quv định tại Điều 167 Bộ Luật Lao động, Điều 159, Điều 162 Bộ Luật
Dân sự, Điều 160 Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày
31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao là một năm, kể từ ngày
phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị
vi phạm.
Thời
hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ
ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện sau:
-
Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với
người khởi kiện.
- Bên
có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
Thời
điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được
tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau: trong
một quan hệ pháp luật, hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm
xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được
tính kể từ ngày xảy ra hành vi xâm hại cuối cùng.
Ví dụ:
Bảo hiểm xã hội thành phố X kiện Công ty Y với nội dung là nợ đọng từ 8/2003
đến 31/12/2007 với số tiền gần 7 tỷ đồng.
Hồ
sơ giấy tờ liên quan đến vụ kiện gồm:
+
Biên bản kiểm tra Công ty của Bảo hiểm xã hội thành phố X (28/8/2003)
+
Biên bản làm việc giữa Bảo hiểm xã hội thành phố X và Công ty Y (24/6/2005)
+ Quyết
định số 23/QĐ-XPHC của Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội (23/5/2007)
+ Quyết
định số 989/QĐ-XPHC của Chủ tịch UBND quận xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo hiểm xã hội (14/11/2007)
+ Bản
đối chiếu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quý III/2007 và quý IV/2007 giữa
Bảo hiểm xã hội thành phố X và Công ty Y.
Như
vậy, thời hiệu khởi kiện ở đây được xác định bắt đầu từ ngày ký bản đối chiếu
nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quý IV/2007 giữa Bảo hiểm xã hội thành phố X
và Công ty Y. Theo nội dung bản đối chiếu này hai bên đã ký xác định cụ thể số
tiền nợ của Công ty Y tức là xác định phần nghĩa vụ mà Công ty Y chưa thực hiện
đối với cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố X.
3. Trình
tự xử lý đối với các đơn vị vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội:
Cơ
quan bảo hiểm xã hội trong quá trình kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện
hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động có
thể làm đơn khởi kiện ngay ra Tòa hoặc thực hiện xử lý trước khi khởi kiện theo
quy định tại Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng,
chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Trình tự xử lý này gồm các bước:
3.1.
Lập biên bản về hành vi vi phạm:
Trong
quá trình kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội
của đơn vị sử dụng lao động cần lập ngay biên bản về vụ việc vi phạm. Biên bản
ghi rõ ngày, tháng, năm, nội dung cụ thể vụ việc, có đủ chữ ký, đóng dấu của chủ
sử dụng lao động, công đoàn của đơn vị sử dụng lao động (nếu có), trưởng đoàn
kiểm tra hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội.
3.2.
Phối hợp, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính:
Hết
thời hạn ghi nhận trong biên bản về sai phạm kể trên, người sử dụng lao động
không thực hiện nghĩa vụ với cơ quan bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội
có trách nhiệm làm văn bản đề nghị Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và
Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tiến hành xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.
3.3.
Kiến nghị áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp:
Hết
thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người
sử dụng lao động không tự nguyện nộp hoặc đã nộp nhưng chưa đủ số tiền chưa
đóng, chậm đóng và lãi phát sinh vào quỹ bảo hiểm xã hội thì Thanh tra Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền có
liên quan (gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Thanh tra
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Chánh thanh tra Lao động Thương binh và Xã
hội) áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3.4.
Khởi kiện ra Tòa:
Sau
khi thực hiện các bước trên mà đơn vị sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật thì cơ quan bảo hiểm xã hội nộp đơn khởi kiện chủ
sử dụng lao động vi phạm ra Tòa án.
II. Về thủ tục, trình tự khởi kiện đơn vị sử dụng lao
động tại Tòa án cấp sơ thẩm:
1. Chuẩn
bị khởi kiện:
*
Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm:
Căn
cứ theo quy định tại Điều 33, 34, 35, 36 Bộ Luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa
cơ quan bảo hiểm xã hội và đơn vị sử dụng lao động là Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trường hợp cần thiết có thể là Tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ
quan bảo hiểm xã hội gửi đơn đến Tòa án nơi đơn vị sử dụng lao động có trụ sở
làm việc hoặc thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động bằng văn bản gửi đơn đến Tòa án nơi cơ quan bảo hiểm xã hội có trụ sở làm việc.
Nếu tranh
chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì cơ quan bảo hiểm xã hội có
thể yêu cầu Tòa án nơi đơn vị sử dụng lao động có trụ sở hoặc nơi đơn vị sử
dụng lao động có chi nhánh giải quyết.
*
Chuẩn bị đơn khởi kiện và tài liệu liên quan:
Cơ
quan bảo hiểm xã hội tiến hành khởi kiện bằng cách nộp đơn khởi kiện (kèm theo
các tài liệu có liên quan) cho Tòa án có thẩm quyền. Khi khởi kiện cần lưu ý một
số vấn đề sau:
- Chuẩn
bị kỹ nội dung định khởi kiện;
- Nộp
đơn đúng Tòa án có thẩm quyền;
- Nộp
đơn trong thời hiệu khởi kiện;
- Nộp
đầy đủ kèm theo đơn những tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung kiện; Tài
liệu này phải đảm bảo tính pháp lý (đủ chữ ký, đóng dấu, đúng mẫu, đúng quy định
của cơ quan nhà nước).
- Chuẩn
bị tạm ứng án phí để nộp theo yêu cầu của Tòa án.
- Vụ
án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trong
thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng
cứ kèm theo do Tòa án trả lại, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền thiếu nại với
Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
3.
Về tư cách nguyên đơn:
Cơ quan
bảo hiểm xã hội với tư cách nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa sơ thẩm theo
giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì
phải hoãn phiên tòa.
Nguyên
đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ
việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường
hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi
kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
4. Về
việc kháng cáo bản án sơ thẩm:
Trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án, nếu cơ quan bảo hiểm
xã hội không đồng ý với bản án đó thì có quyền làm đơn kháng cáo các yêu cầu Tòa
án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đơn kháng cáo (theo
mẫu 02 đính kèm) được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm
bị kháng cáo; kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để
chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp. Trong trường hợp
đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày bưu điện nơi gửi đóng
dấu ở phong bì.
5. Về
thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án:
Thời
hiệu thi hành án là thời gian đã qua mà người được thi hành án không yêu cầu
thi hành án thì người phải thi hành án được giải trừ nghĩa vụ thi hành án. Việc
quy định thời hiệu buộc người được thi hành án phải yêu cầu thi hành án trong thời
hạn do luật định. Nếu có thời hạn đó mà người được thi hành án không yêu cầu
thi hành thì bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành.
Căn
cứ theo quy định tại Điều 383 Bộ Luật Tố tụng dân sự và Điều 25 Pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 2004 về tín hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa
án thì: Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyết yêu cầu cơ quan thi hành án có
thẩm quyền ra quyết định thi hành bản án, quyết định đó.
Trong
trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định
của Tòa án thì thời hạn 3 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn; đối với bản án,
quyết định của Tòa án thi hành theo định kỳ thì thời hạn 3 năm được áp dụng cho
từng định kỳ, tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Ví
dụ: Bản án có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 xử Công ty A phải trả tiền nợ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh B số tiền 3 tỷ đồng nhưng được
trả làm 3 kỳ, mỗi kỳ 3 tháng. Ngày 20/1/2008, Công ty A trả 1 tỷ đồng; Ngày
20/3/2008, Công ty A trả 1 tỷ đồng. Thời hạn phải trả lần 3 là ngày 20/6/2008
nhưng Công ty A không trả được. Do vậy, thời hiệu tính từ ngày 20/6/2008 tức là
đến hết ngày 20/6/2011 mà cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh B không yêu cầu thi hành
án để đòi hết số tiền còn thiếu thì bản án hết hiệu lực thi hành.
Trong
trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở
ngại, khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án
đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng đó
không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
6. Về
phí thi hành án:
Căn
cứ quy định tại phần I - Phạm vi áp dụng trong Thông tư liên tịch số 68/TTLT-BTC-BTP
ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụng phí thi hành án thì tiền bảo hiểm xã hội thuộc phạm vi không thu phí
thi hành án.
7.
Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Trong
quá trình giải quyết vụ án, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền làm đơn yêu cầu Tòa
án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời
theo quy định của pháp luật nếu phát hiện đơn vị bị kiện có có dấu hiệu tẩu tán,
chuyển dịch tài sản ảnh hưởng đến việc bảo đảm cho thi hành án.
Đơn
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau:
- Ngày,
tháng, năm viết đơn
-
Tên, địa chỉ của cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời
- Tên,
địa chỉ của đơn vị bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Tóm
tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Biện
pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Cơ
quan bảo hiểm xã hội phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần
thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Khởi
kiện là biện pháp cuối cùng trong xử lý các đơn vị sử dụng lao động vi phạm
pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố căn cứ
tình hình thực tế tại địa phương, tăng cường kiểm tra, nâng cao năng lực nghiệp
vụ và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp để đạt hiệu quả. Trong quá trình khởi
kiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phản ánh
kịp thời về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xem xét hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng Giám đốc (để báo cáo);
- Phó Tổng Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu: VT, KT(5)
|
TL. TỔNG GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG BAN KIỂM TRA
Lê Quyết Thắng
|
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……..(1), ngày ….. tháng ….. năm ….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi:
Tòa án nhân dân (2) ……………………………………….
Họ
và tên người khởi kiện: (3) ...................................................................................................
Địa
chỉ: (4) ................................................................................................................................
Họ
và tên người bị kiện: (5) .......................................................................................................
Địa
chỉ: (6) ................................................................................................................................
Yêu
cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan (7)
...............................................................................................................................................
Những
tài liệu, chứng từ kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (8)
1 ............................................................................................................................................
2 ............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
(Các
thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
(9)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hướng
dẫn sử dụng mẫu số 01
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày …
tháng … năm …)
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là
Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện B thuộc tỉnh
A), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành
phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Ghi tên cơ quan bảo hiểm xã hội và ghi họ, tên của
người đại diện hợp pháp của cơ quan đó. (ví dụ: Người khởi kiện: Bảo hiểm xã
hội tỉnh C do ông Nguyễn Văn A, Giám đốc làm đại diện).
(4) Ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan bảo hiểm xã hội
tỉnh.
(5),
(6) Ghi tương tự như hướng dẫn tại (3)
và (4)
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(8) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có
những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm
có: biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội, …)
(9) Ghi những thông tin mà cơ quan bảo hiểm xã hội xét
thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Cơ quan bảo hiểm xã hội thông
báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp, bị đơn đang có dấu hiệu tẩu tán tài
sản…)
(10) Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh ký tên, đóng
dấu.
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……..(1), ngày ….. tháng ….. năm ….
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi:
Tòa án nhân dân (2) ……………………………………….
Người
kháng cáo: (3) ................................................................................................................
Địa
chỉ: (4) ................................................................................................................................
Là: (5)
......................................................................................................................................
Kháng
cáo: (6) ..........................................................................................................................
Lý
do của việc kháng cáo: (7) ...................................................................................................
Yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (8) ..............................................
...............................................................................................................................................
Những
tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có: (9)
1 ............................................................................................................................................
2 ............................................................................................................................................
3 ............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
|
NGƯỜI KHÁNG CÁO (10)
(Ký tên, đóng dấu)
|
Hướng
dẫn sử dụng mẫu số 02:
(1)
Ghi địa điểm làm đơn kháng cáo (ví dụ: Hà Nội, ngày … tháng … năm …)
(2)
Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì
cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh A): nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được
gửi qua bưu điện).
(3)
Ghi tên của cơ quan bảo hiểm xã hội và ghi họ và tên, chức vụ của người đại
diện theo pháp luật của cơ quan bảo hiểm xã hội đó (ví dụ: Người kháng cáo: Bảo
hiểm xã hội tỉnh C do ông Nguyễn Văn A, Giám đốc làm đại diện).
(4)
Ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh.
(5)
Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn trong vụ án về
tranh chấp bảo hiểm xã hội hoặc là người đại diện theo ủy quyền của Bảo hiểm xã
hội tỉnh C do ông Nguyễn Văn A - Giám đốc đại diện ký giấy ủy quyền ngày …
tháng … năm …).
(6)
Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân
sự sơ thẩm số 01/2006/DS-ST ngày 15-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh H).
(7)
Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(8)
Nêu cụ thể từng vấn đề mà cơ quan bảo hiểm xã hội kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết.
(9)
Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài
liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn
gồm có: 1) bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) bản sao Giấy đòi nợ…).
(10)
Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh ký tên, đóng dấu.