ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3399/UBND-NĐ
V/v Hướng dẫn quy
trình giải quyết thủ tục đầu tư hoạt động khoáng sản
|
Huế, ngày
01 tháng 07 năm 2008
|
Kính gửi:
|
- Các cơ quan tham mưu trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND thành phố Huế và các huyện;
- Các nhà đầu tư.
|
Nhằm công khai, minh bạch, giải quyết nhanh gọn thủ tục đầu
tư các dự án do các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh,
tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả việc thực
hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND
tỉnh thống nhất quy trình giải quyết thủ tục đầu tư hoạt động khoáng sản như
sau:
A. QUY ĐỊNH CHUNG
I. Đối tượng và phạm vi áp
dụng
Áp dụng thực hiện cho việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với
tất cả các dự án liên quan việc khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của các Nhà đầu tư (kể cả khai thác tận
thu).
II. Nguyên tắc cho phép thăm
dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh
- Để đảm bảo tiết kiệm, sử
dụng có hiệu quả và đảm bảo nguồn nguyên liệu cung cấp cho các Nhà máy chế biến
trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ ưu tiên giải quyết thủ tục cho các Nhà đầu tư
thăm dò, khai thác khoáng sản để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến trên
địa bàn tỉnh và sản phẩm chế biến phải đạt theo tiêu chuẩn yêu cầu của UBND tỉnh
về chế biến sâu (trừ đá, sỏi, cát làm vật liệu xây dựng
thông thường, đất làm vật liệu san lấp và các loại khoáng sản
quý hiếm);
- Khu vực thăm dò, khai
thác và chế biến khoáng sản không thuộc khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản theo quy định tại Điều 20, 21 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nhà đầu tư được thăm dò,
khai thác và chế biến loại khoáng sản phù hợp với chức năng đã được đăng ký
kinh doanh; nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc kê khai và nộp thuế trên địa bàn,
các Nhà đầu tư cần lập thủ tục đăng ký kinh
doanh trên địa bàn tỉnh trước khi UBND tỉnh có văn bản cho phép lập thủ tục
thăm dò, khai thác. Trừ trường hợp là Nhà đầu tư nước ngoài thì việc cấp Giấy
chứng nhận kinh doanh được thực hiện đồng thời với việc cấp Giấy chứng nhận đầu
tư.
- Có đề án thăm dò, dự án
khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường
hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch đã phê duyệt nhưng chưa thể hiện trong quy
hoạch thì UBND tỉnh sẽ xem xét cụ thể các vấn đề liên quan để có thể xem xét
đưa vào quy hoạch hoặc trình cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch trước khi cho
phép triển khai dự án.
- Có nhân lực chuyên
ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;
đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án.
- Dự án thăm dò, khai thác
và chế biến khoáng sản không ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường, an ninh trật
tự tại khu vực hoạt động khoáng sản và khu vực lân cận; không được sử dụng hóa
chất độc hại đối việc khai thác ở vùng đầu nguồn.
III. Tiêu chuẩn yêu cầu về
nhóm sản phẩm chế biến bắt buộc đối với một số loại khoáng sản khai thác trên địa
bàn tỉnh
1. Cát thạch anh:
Nguyên liệu cát thạch anh sau khai thác, tuyển rửa chỉ được
sử dụng làm nguyên liệu cho Nhà máy chế biến thành sản phẩm cụ thể trên địa
bàn; tiêu chuẩn nhóm sản phẩm như sau:
- Sản xuất thủy tinh:
+ Sản xuất kính xây dựng, gạch thủy tinh; thủy tinh lỏng;
+ Kính ôtô, kính quang học, bóng đèn các loại, đồ thủy tinh
gia dụng, thủy tinh cao cấp, phale...
- Sản xuất đồ gốm: làm
xương đồ gốm, gạch granit nhân tạo;
- Sản xuất gạch chịu lửa;
- Sản xuất cacbuasilic;
- Sản xuất men Frit;
- Sản xuất đá mài;
- Sản xuất sợi thủy tinh,
bông thủy tinh;
- Sản xuất các loại sản phẩm
có tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao hơn nhóm sản phẩm nêu trên.
2. Cao lanh:
Nguyên liệu caolanh
khai thác, tuyển lọc chỉ được sử dụng làm nguyên liệu cho Nhà máy chế
biến thành sản phẩm cụ thể trên địa bàn; tiêu chuẩn nhóm sản
phẩm như sau:
- Sản xuất Gạch Ceramic;
- Sản xuất Gạch Granit;
- Sản xuất gốm sứ cao cấp,
gốm sứ chịu lửa;
- Sản xuất vật liệu chịu lửa;
- Làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp sản xuất như: giấy, dược mỹ phẩm, nhựa, caosu, sơn, da nhân tạo,
xà phòng, thuốc trừ sâu, ximăng trắng v.v...
(UBND
tỉnh có thể giải quyết cho phép thăm dò, khai thác caolanh để cung cấp trực tiếp cho Nhà máy hoặc
giới thiệu mua caolanh
tinh chế trên cơ sở nhu cầu
sử dụng nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy).
3. Đối với các loại khoáng
sản sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng như: đá vôi, đá sét, Puzzolan, sắt phụ gia v.v...: thì chỉ đồng ý việc thăm dò, khai thác đối
với các đơn vị trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh hoặc
các đơn vị hợp tác đầu tư với các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh để cung cấp
nguyên liệu.
4. Đối với các loại khoáng sản còn lại:
Sở Công Thương tiếp tục tham mưu UBND tỉnh nhóm sản phẩm chế biến yêu cầu bắt
buộc đối với các nhà đầu tư, nhằm thực hiện chủ trương chế biến sâu, sử dụng tiết
kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
B. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
I. Quy trình chung cho các loại
khoáng sản phải thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoặc các loại
khoáng sản quý hiếm
1. Bước 1: chấp thuận chủ
trương nghiên cứu dự án đầu tư
- Các nhà đầu tư có nhu cầu
đầu tư gửi văn bản đăng ký nghiên cứu dự án đầu tư cho UBND tỉnh (theo mẫu 1),
kèm báo cáo về năng lực, kinh nghiệm, khả năng tài chính (tự báo cáo và chịu trách
nhiệm đối với các thông tin báo cáo).
- Trên cơ sở đăng ký của
nhà đầu tư, UBND tỉnh tổ chức họp tiếp xúc ban đầu và nghe nhà đầu tư báo cáo ý
tưởng đầu tư, sản phẩm dự kiến chế biến; xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch
xây dựng, quy
hoạch sử dụng đất,... để xem xét cho phép nghiên cứu dự án đầu tư (thống nhất địa
điểm nghiên cứu, giao các cơ quan liên chức năng cung cấp các thông tin liên
quan, xác định thời hạn hoàn tất việc nghiên cứu,...).
(Thời
gian tổ chức họp tối đa sau 07 ngày làm việc kể từ khi UBND tỉnh nhận được văn bản
đăng ký).
Sau cuộc họp, UBND tỉnh có văn bản đồng ý cho phép nghiên
cứu dự án đầu tư hoặc không đồng ý (UBND tỉnh có thể không tổ chức họp và
có văn bản trả lời là không đồng ý cho phép nghiên cứu đầu tư nếu nhận thấy
nhóm sản phẩm nghiên cứu đầu tư không đạt yêu cầu của UBND tỉnh và không đáp ứng
những nguyên tắc cho phép thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa
bàn tỉnh được quy định tại Phần A của Công văn này).
Lưu ý: UBND tỉnh có thể cho phép
nhiều nhà đầu tư cùng nghiên cứu dự án đầu tư đối với một địa điểm và cùng loại
khoáng sản trong cùng thời điểm.
2. Bước 2: chấp thuận chủ
trương đầu tư
2.1. Sau thời hạn nghiên cứu
dự án đầu tư (ghi tại văn bản cho phép nghiên cứu dự án đầu tư), nhà đầu tư gửi
hồ sơ báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư cho UBND tỉnh; các sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng và địa phương liên quan
(UBND cấp huyện). Nội dung hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư
(theo mẫu 2);
- Thông tin cơ bản về chủ
đầu tư: hồ sơ xác nhận tư cách pháp lý, báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu
tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
- Báo cáo giải trình kinh
tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư;
sản phẩm chế biến chính; vùng nguyên liệu; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án;
nhu cầu sử dụng đất; phương án sơ bộ về bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định
cư; giải pháp về công nghệ và môi trường; phương án đảm bảo an ninh trật tự tại
khu vực khai thác, chế biến.
2.2. Quy trình xem xét chấp
thuận chủ trương đầu tư:
- Trường hợp chỉ 01 nhà đầu
tư nghiên cứu dự án: UBND tỉnh tổ chức họp nghe nhà đầu tư báo cáo và lấy ý kiến
của các ngành, địa phương để xem xét chấp thuận cho phép triển khai dự án (xác
định các nội dung sơ bộ của dự án đầu tư; trình tự, tiến độ thực hiện dự án; nội
dung ưu đãi; các biện pháp chế tài, yêu cầu về bảo lãnh thực hiện dự án,...).
- Trường hợp có nhiều nhà
đầu tư đăng ký nghiên cứu dự án tại 01 địa điểm và cùng một loại khoáng sản: UBND
tỉnh sẽ tổ chức họp để nghe các nhà đầu tư báo cáo và sẽ xem xét quyết định chủ
trương đầu tư trên cơ sở mức độ chế biến sâu của loại khoáng sản, ảnh hưởng môi
trường và các điều kiện cần thiết để sớm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng
nhà máy chế biến sâu (trường hợp mức độ nghiên cứu và đáp ứng điều kiện bằng
nhau thì UBND tỉnh sẽ tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư).
(Thời
gian tổ chức họp tối đa sau 05 ngày làm
việc kể từ khi UBND tỉnh nhận được báo cáo nghiên cứu dự án đầu tư và theo thời hạn của Nhà đầu tư được UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư).
Sau cuộc họp,
UBND tỉnh có văn bản chấp thuận cho phép triển khai dự án đầu tư hoặc
không chấp thuận, có ý kiến khác.
3. Bước
3: Nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, lập thủ tục thăm
dò vùng nguyên liệu, xin giấy phép khai thác khoáng sản và hoàn chỉnh thủ tục về
đất đai
Sau khi UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho phép đầu tư triển
khai dự án, nhà đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến song song với
việc lập thủ tục xin Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản
3.1. Triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến
Trong quá trình triển khai thủ tục thăm dò, Nhà đầu tư tiến
hành xác định địa điểm cụ thể để xây dựng Nhà máy chế biến và hoàn chỉnh các thủ
tục để cấp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đối với các dự án yêu cầu phải cấp
Giấy chứng nhận đầu tư).
+ Việc xác định địa điểm xây dựng Nhà máy giao: Sở Xây dựng
chủ trì giúp Nhà đầu tư thực hiện. Riêng Nhà máy chế biến các sản phẩm từ cát
chỉ được đầu tư xây dựng trong cụm công nghiệp có chức năng riêng.
+ Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư: giao Sở Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn Nhà đầu tư hoàn chỉnh thủ tục báo cáo UBND tỉnh.
Sau khi đã hoàn thành việc
xác định địa điểm xây dựng Nhà máy chế biến và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư,
Nhà đầu tư triển khai các thủ tục sau:
Trong thời hạn 12 tháng kể
từ ngày được chấp thuận cho phép triển khai dự án đầu tư và được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư, nhà đầu tư phải làm việc với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh
để hoàn tất các thủ tục triển khai đầu tư, đảm bảo điều kiện khởi công dự án; một
số công tác chủ yếu như sau:
- Lập quy hoạch chi tiết
xây dựng (nếu có):
tùy theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư làm việc với các cơ quan quản lý quy hoạch
xây dựng (Sở Xây dựng, UBND cấp huyện).
- Thẩm định thiết kế cơ sở:
tùy theo tính chất dự án, nhà đầu tư làm việc với các cơ quan quản lý chuyên
ngành xây dựng (Sở Xây dựng, UBND cấp huyện).
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu thuộc dự án phải thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc
UBND cấp huyện để xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Lập và phê duyệt dự án đầu
tư: nhà đầu tư chủ động thực hiện.
- Bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư (nếu có):
làm việc với UBND cấp huyện.
- Thu hồi, giao đất, cho thuê đất: làm việc với Sở Tài
nguyên và Môi trường.
- Cấp phép xây dựng (nếu có): làm việc với các cơ
quan quản lý cấp phép xây dựng (Sở Xây dựng, UBND cấp huyện).
(Đối
với các dự án xây dựng Nhà máy chế biến tại Khu Công nghiệp tỉnh thì Nhà đầu tư
trực tiếp làm việc với Ban Quản lý Khu Công nghiệp để xác định địa điểm xây dựng
Nhà máy và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư; dự án xây dựng Nhà máy chế
biến tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô thì Nhà đầu tư trực tiếp làm việc với Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô để được
hướng dẫn và giải quyết
các thủ tục giới thiệu địa điểm, quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, cấp
Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi, thuê đất, cấp phép xây dựng,....)
3.2. Lập thủ tục thăm dò vùng
nguyên liệu, xin giấy phép khai thác khoáng sản và hoàn chỉnh thủ tục về đất
đai
3.2.1. Lập thủ tục thăm dò vùng nguyên liệu, xin
giấy phép khai thác khoáng sản
a) Đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
- Nhà đầu tư phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường để chủ trì cùng các ngành, địa phương tổ chức khảo sát
thực địa, xác định vị trí xin thăm dò, khai thác sử dụng làm nguyên liệu; kiểm
tra quy hoạch, khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; báo cáo UBND tỉnh
để thống nhất địa điểm và có văn bản gửi các Bộ: Quốc phòng, Xây dựng, Công
Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải để thỏa
thuận không thuộc khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; đồng thời,
gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị cấp
giấy phép thăm dò.
- Nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ
sơ, Đề án thăm dò nộp tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; đồng thời, liên
hệ các Bộ để sớm có văn bản thỏa thuận (trường hợp cần thiết; UBND tỉnh sẽ cùng nhà đầu tư trực tiếp làm
việc với các Bộ để thống nhất các nội dung nhằm sớm có văn bản thỏa thuận).
- Sau khi có Giấy phép
thăm dò, Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục thăm dò và trình Hội đồng phê duyệt
trữ lượng quốc gia phê duyệt kết quả thăm dò;
- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư để tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư công trình khai thác
mỏ;
- Nộp hồ sơ tại Sở Công
Thương để được thẩm định thiết kế cơ sở (đối với dự án phải thẩm định);
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường;
- Nộp hồ sơ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam để được cấp Giấy
phép khai thác khoáng sản.
(Nếu
khu mỏ nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô thì Ban Quản lý
Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng
Cô chủ trì thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp Giấy
chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền)
b) Đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của
UBND tỉnh
b1) Đối với loại khoáng sản phải lập thủ tục
thăm dò trước
khi cấp phép khai thác
Sau khi UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho phép đầu tư, nhà
đầu tư tiến hành các thủ tục theo trình tự sau:
- Nhà đầu tư phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường để chủ trì cùng các ngành, địa phương tổ chức khảo
sát thực địa, xác định vị trí xin thăm dò, khai thác sử dụng làm nguyên liệu,
kiểm tra quy hoạch, khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; báo cáo
UBND tỉnh để thống nhất địa điểm và gửi các Bộ: Quốc phòng, Xây dựng, Công
Thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông Vận tải để thỏa thuận không thuộc khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản.
- Nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ
sơ, Đề án thăm dò nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh cấp
Giấy phép thăm dò;
- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư để tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư công trình mỏ;
- Nộp
hồ sơ tại Sở Công Thương để được thẩm định thiết kế cơ sở (đối với dự án phải thẩm định);
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu thuộc dự án phải thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc
UBND cấp huyện để xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để tham mưu
UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
(Nếu
khu mỏ nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thì Ban Quản lý Khu Kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô chủ trì thực hiện các nội dung công việc của Sở Tài nguyên
và Môi trường,
Sở Công Thương theo Quyết định số 1182/2008/QĐ-UBND
ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh về
phân công phân cấp cho Ban Quản lý
Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm
quyền)
b2)
Đối với các loại khoáng sản không phải lập thủ tục thăm dò trước khi cấp phép
khai thác khoáng sản
Sau khi UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho phép đầu tư, nhà
đầu tư tiến hành các thủ tục theo trình tự sau:
- Nhà đầu tư phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường để chủ trì cùng các ngành, địa phương tổ chức khảo
sát thực địa, xác định vị trí xin khai thác sử dụng làm nguyên liệu, kiểm tra
quy hoạch, khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; báo cáo UBND tỉnh
để thống nhất địa điểm.
- Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư để tham mưu UBND tỉnh cấp
Giấy chứng nhận đầu tư công trình mỏ;
- Nộp hồ sơ tại Sở Công
Thương để được thẩm định thiết kế cơ sở (đối với dự án phải thẩm định);
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường (nếu thuộc dự án phải thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc UBND cấp huyện để
xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Nộp hồ sơ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
(Nếu
khu mỏ nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thì Ban Quản lý Khu Kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô chủ trì thực hiện các nội dung công việc của Sở Tài nguyên
và Môi trường, Sở Công Thương theo Quyết định số 1182/2008/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh về phân công, phân
cấp cho Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu
tư theo
thẩm quyền)
3.2.2. Hoàn
thành thủ tục về đất đai
Sau khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, Nhà đầu tư
tiến hành các bước sau:
- Nhà đầu tư phối hợp với
UBND huyện, xã và các phòng ban chức năng để công bố khu vực khai thác, thông báo chủ
trương sẽ thực hiện thu hồi đất và tuyên
truyền, vận động nhân dân khu vực dự án đồng tình ủng hộ; phối hợp với Hội đồng
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để lập và trình duyệt phương án tổng
thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tổ chức công bố công khai phương án bồi
thường theo quy định.
- Hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại
Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh quyết định thu hồi đất;
- Phối hợp với Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để tiến hành việc kiểm kê, trình phê
duyệt giá trị bồi thường và chi trả tiền bồi thường cho người sử dụng đất có đất
bị thu hồi;
- Hoàn chỉnh hồ sơ nộp tại
Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu UBND tỉnh quyết định cho thuê đất.
- Ký hợp đồng thuê đất với
Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Triển khai các thủ tục đầu
tư xây dựng cơ bản mỏ.
(Nếu
khu mỏ nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thì Ban Quản lý Khu Kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô hướng dẫn, thực hiện thủ tục về đất đai thay cho Sở Tài
nguyên và Môi
trường).
Trường
hợp Nhà đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc góp vốn
liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất với các chủ sử dụng đất thuộc khu mỏ
thì không phải triển khai các thủ tục nêu trên.
II. Quy trình đối với khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khoáng sản để phục vụ làm nguyên liệu
cho nhà máy đã có
Đối với các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc xin khai thác khoáng sản để
phục vụ làm nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn tỉnh (chỉ cấp phép cho Nhà
đầu tư xây dựng nhà máy hoặc nhà đầu tư hợp tác với nhà máy để cung cấp nguyên
liệu) thì Nhà đầu tư chủ động nghiên cứu trước, làm việc để thống nhất với địa phương liên quan và
báo cáo UBND tỉnh
hồ sơ theo nội dung quy định tại Bước 2 chấp thuận chủ
trương đầu tư nêu trên (trường hợp nhà đầu tư hợp
tác với Nhà máy để cung cấp nguyên liệu thì
phải có thêm văn bản đề nghị của chủ đầu tư Nhà máy). Trên cơ sở đó, UBND tỉnh
sẽ xem xét và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và
Đầu tư, UBND huyện và các sở, ngành liên quan để tổ chức khảo sát thực địa, kiểm
tra quy hoạch, khả năng nguồn nguyên liệu, khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản, an ninh trật tự, cảnh quan môi trường v.v....; tham mưu báo cáo
UBND tỉnh chấp thuận chủ trương địa điểm cho phép đầu tư thăm dò, khai thác (địa bàn Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thì do Ban Quản lý Khu
Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chủ trì).
Trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) cùng
các sở, ngành, địa phương liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét cụ thể và trả lời bằng
văn bản đồng ý chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc không chấp thuận chủ trương đầu
tư. Trường hợp cần thiết thì UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp để nghe Nhà đầu tư
và các ngành liên quan báo cáo để quyết định chủ trương đầu tư.
Sau khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, Nhà đầu tư Triển
khai thủ tục thăm dò vùng nguyên liệu, xin giấy phép khai thác khoáng sản và hoàn chỉnh thủ tục đất đai được
quy định điểm 3.2 khoản 3 Mục I nêu trên (Bước 3) nêu trên
(trừ nội dung công việc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chủ
trì khảo sát thực địa để xác định khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản).
C. THU HỒI, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
UBND tỉnh sẽ quyết định chấm dứt hoạt động của dự án thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc đề nghị thu hồi Giấy
phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định của
pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động;
- Không hoàn tất thủ tục
triển khai dự án đầu tư, không khởi công dự án đúng thời gian đã cam kết hoặc
sau khi khởi công, dự án thực hiện chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ nhà
đầu tư đã cam kết, tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp
thuận cho phép triển khai dự án đầu tư (ngoại trừ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được UBND tỉnh
đồng ý tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện);
- Không đáp ứng về yêu cầu
theo tiêu chuẩn sản phẩm đã cam kết.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động
khai thác khoáng sản mà không thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai và môi
trường theo quy định;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động
khai thác khoáng sản mà không thực hiện đúng các yêu cầu ghi trong quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Giấy phép thăm dò, khai thác
khoáng sản.
D. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các sở, ban ngành và
UBND các huyện, thành phố Huế theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; hướng dẫn cụ thể; kịp
thời xử lý các vướng mắc và giải quyết nhanh gọn các thủ tục
liên quan cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực hiện dự
án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổng hợp toàn diện tình hình thực
hiện của các nhà đầu tư theo chủ trương đầu tư đã phê duyệt; báo cáo định kỳ
hàng quý cho UBND tỉnh. Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các nhà đầu tư
triển khai thực hiện, chủ động giải quyết và tham mưu xử lý các vướng mắc của
các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện
đầu tư.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì tổng hợp tình hình cấp Giấy phép
thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (trước ngày 25 tháng cuối quý),
chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, chủ động giải quyết và tham mưu xử lý các vướng mắc
của các nhà đầu tư trong quá trình triển
khai các thủ tục xin giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng.
4. Sở Công Thương: Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các vấn đề
liên quan đến dây chuyền công nghệ và thiết bị khai thác, các vấn đề kỹ thuật
trong hoạt động khai thác; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khai
thác khoáng sản (nếu có);
thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ.v.v..; định kỳ
báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện tiến độ cam kết về sản phẩm chế biến của các
Nhà đầu tư, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa
bàn tỉnh;
5. Ban Quản lý Khu Kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô tổng hợp tình hình cấp Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản
tại địa bàn Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Tài
nguyên và Môi trường (tổng hợp trước ngày 20
tháng cuối quý);
chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện, chủ động giải quyết
các vướng mắc của các nhà đầu tư tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
6. Văn phòng UBND tỉnh thường
xuyên theo dõi, tham mưu đôn đốc thực hiện chủ trương đầu tư của UBND tỉnh; kịp
thời báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các vướng mắc phát
sinh./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TVTU; TT
HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND
tỉnh;
- VP; CVP, các P.CVP, CV: Phòng:
KT, TH;
- Lưu VT, NĐ
(20).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện
|
PHỤ LỤC 1:
LƯU ĐỒ
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT
(Quy trình chung cho các loại khoáng
sản phải thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoặc các loại khoáng sản
quý hiếm)
Ghi chú: Nếu Nhà đầu tư đã phối hợp cùng các
ngành, địa phương liên quan hoàn chỉnh thủ tục theo quy định thì có thể thực hiện
cấp một Giấy chứng nhận đầu tư cho cả Nhà máy chế biến và khu mỏ nguyên liệu
PHỤ LỤC 2:
LƯU ĐỒ QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT
(Quy
trình đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường hoặc khoáng sản để
phục vụ làm nguyên liệu cho nhà máy đã có)
PHỤ LỤC
3:
TRÍCH DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC
1. Thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai thác khoáng
sản
“Trích Điều 56 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của
Luật Khoáng sản”
1. Thẩm quyền cấp, gia
hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển
nhượng quyền hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
cấp giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai
thác, giấy phép chế biến khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản
này;
b) Ủy ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo
quy định tại Điều
49 và Điều 50 của Luật này; giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép
khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và
than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với khu vực đã
được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm
trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản
quốc gia;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi,
cho phép trả lại loại giấy phép đó và cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động
khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Loại khoáng sản không phải
lập thủ tục thăm dò
“Trích
khoản 2 Điều 41 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Khoáng sản”
2. Khai thác, chế biến
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ cát, sỏi lòng sông, với công
suất khai thác không quá 100.000 m3/năm và thời gian khai thác, kể cả
thời gian gia hạn không quá năm năm thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò
khoáng sản.
3. Hồ sơ thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đầu tư, thiết kế cơ sở, cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thu hồi,
giao đất; cấp Giấy phép xây dựng
Thủ tục và thời gian thụ lý thực hiện theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban
hành Quy định tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại các cơ quan tham mưu của tỉnh;
UBND các huyện, thành phố Huế.
4. Mẫu một số loại văn bản
Mẫu
1: văn bản đăng ký nghiên
cứu đầu tư
NHÀ ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
V/v đăng
ký nghiên cứu đầu tư ...
|
…, ngày… tháng… năm…..
|
Kính gửi:
|
- UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế;
- Ngành, địa phương liên quan - nếu
có.
|
(Qua nghiên cứu..., xét nhu cầu..., nhà đầu tư đề nghị UBND
tỉnh cho phép đăng ký nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh) với một số nội dung
chủ yếu sau:
1. Ngành nghề hoặc dự án dự
kiến đầu tư, sản phẩm chế biến:
2. Địa bàn, địa điểm dự kiến đầu tư; nhu cầu sử dụng khoáng
sản, diện tích; sản phẩm chế biến dự kiến:
3. Suất đầu tư dự kiến và
quy mô đầu tư chủ yếu:
4. Vốn và nguồn vốn đầu tư dự
kiến:
5. Thời gian khởi công -
hoàn thành:
6. Các nội dung khác (nếu
có):
7. Đề xuất, kiến nghị:
Mẫu
2: văn bản đề nghị cấp giấy
Chứng nhận đầu
tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Kính gửi:
|
- UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế;
- Ngành, địa phương liên quan.
|
Nhà đầu tư:
1. Tên dự án:
2. Địa điểm:
3. Diện tích đất dự kiến sử
dụng (Nhà máy, vùng nguyên liệu):
4. Mục tiêu dự án:
5. Quy mô dự án:
6. Khối lượng, phương án sơ
bộ đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
7. Vốn đầu tư dự kiến để thực
hiện dự án:
8. Nguồn vốn:
9. Thời hạn hoạt động:
10. Cam kết tiến độ thực hiện
dự án: (các mốc thời gian triển khai thủ tục đầu tư, thời điểm khởi công công
trình, thời gian thi công; thời điểm vận hành, đưa dự án vào hoạt động,...).
11. Kiến nghị được hưởng ưu
đãi đầu tư:
12. Nhà đầu tư cam kết:
a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đầu tư.
|
……..,
ngày… tháng…
năm……
NHÀ ĐẦU TƯ
|
Mẫu
3: Giấy chứng nhận đầu tư
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Số: …
Chứng
nhận lần…,
ngày... tháng... năm...
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
...;
Căn cứ Luật Đầu tư …;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
...;
Căn cứ …;
Theo bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư và hồ sơ kèm
theo do ... (đơn vị đề nghị cấp)
nộp ngày …;
Xét đề nghị của ....
(cơ quan tiếp nhận, chủ trì thẩm tra) tại Công văn
...,
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN ĐẦU TƯ
Chứng nhận:
Địa chỉ trụ sở chính:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
..., do ...
cấp ngày 11/12/2007.
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế đăng ký đầu
tư:
Họ
và tên: ...; (giới tính).
Chức
danh: ...
Sinh
ngày: ...; Dân
tộc: ...; Quốc
tịch: ....
CMND
số: ...; Ngày
cấp: ...; Nơi
cấp: ....
Nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú: ....
Chỗ
ở hiện tại: ....
Thực hiện dự án đầu tư với nội dung sau:
Điều 1. Tên dự án đầu tư: ....
Điều 2. Mục tiêu và quy mô của dự án: ....
Điều 3. Địa điểm thực hiện dự án: ...;
Diện tích đất dự kiến sử dụng:
... (diện tích thực tế theo hợp đồng thuê đất).
Điều 4. Tổng vốn đầu tư: ...
(bằng chữ: ...); trong đó vốn góp để
thực hiện dự án (nêu cơ cấu nguồn vốn):
Điều 5. Thời hạn thực hiện dự án: ...
năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 6. Tiến độ thực hiện dự án:
(nêu các mốc thời gian hoàn thành các công tác chủ yếu).
Điều 7. Các ưu đãi đối với dự án:
Điều 8. Chủ đầu tư có
trách nhiệm:
- Triển khai dự án trong
vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Nếu chủ đầu tư không
hoàn tất thủ tục triển khai và khởi công dự án đúng thời gian đã cam kết,
... (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư) sẽ xem xét thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư này và chấm dứt hoạt động của dự án.
- …
Điều 9. Giấy chứng nhận đầu tư
được lập thành 02
(hai) bản gốc; (đơn vị được cấp) được cấp 01 bản và 01 bản lưu tại
... (cơ quan cấp)./.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
|