Công văn 3201/LĐTBXH-BĐG năm 2017 về hướng dẫn triển khai thí điểm Mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 3201/LĐTBXH-BĐG
Ngày ban hành 03/08/2017
Ngày có hiệu lực 03/08/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Trọng Đàm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3201/LĐTBXH-BĐG
V/v hướng dẫn triển khai thí điểm Mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2017

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

n c Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai hoạt động Mô hình Địa chỉ tin cây - nhà tm lánh tại cộng đồng (sau đây gọi tắt là Mô hình) với một s nội dung chính sau:

A. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG

I. Mục đích:

- Thí điểm thực hiện Mô hình làm căn cứ xây dựng và ban hành quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh tại cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương và các quy định của pháp luật.

- Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới ở cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân.

II. Phạm vi thực hiện

Thực hiện trong phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ hỗ trợ mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm 01 Mô hình tại 01 xã/phường/thị trấn từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020.

Khuyến khích các địa phương, tổ chức liên quan huy động nguồn lực trong nước và quốc tế để nhân rộng mô hình ra các địa bàn khác.

B. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA MÔ HÌNH

I. Mục tiêu:

- Nhanh chóng giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới ngay từ cấp cộng đồng thông qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp cho nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới bao gồm: tạm lánh, chăm sóc y tế, tư vấn/tham vấn tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản, hỗ trợ chuyển tuyến (khi cần thiết).

- Thu hút được sự tham gia và nâng cao nhận thức của người dân tại địa bàn trong phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Đảm bảo việc phối hợp giữa các bên liên quan trong hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, hình thành đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở.

II. Đối tượng

- Nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới (sau đây gọi tắt là nạn nhân);

- Con của nạn nhân;

- Người dân tại địa bàn triển khai Mô hình.

III. Hoạt động chính của Mô hình

1. Hỗ trợ nạn nhân

- Tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh khẩn cấp nhằm cách ly và bảo vệ an toàn cho nạn nhân/người có nguy cơ bị bạo lực (và con của họ) khỏi đối tượng gây bạo lực/người có nguy cơ gây bạo lực.

- Chăm sóc y tế ban đầu: sơ cứu trong trường hợp nạn nhân bị thương tích nhẹ, trong trường hợp nặng hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

- Tư vấn n định tâm lý cho nạn nhân (và con của họ trong trường hợp cần thiết); tư vấn, có biện pháp can thiệp đối với đối tượng gây bạo lực và kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.

- Tư vấn pháp luật cơ bản cho nạn nhân nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của nạn nhân.

- Kết nối các dịch vụ liên quan phù hợp để hỗ trợ nạn nhân khi có nhu cầu hoặc khi nạn nhân cần được chuyển tuyến.

- Hỗ trợ nạn nhân trở về gia đình sau thời gian tạm lánh khi đã đảm bảo đủ an toàn; tiếp tục theo dõi, hỗ trợ nạn nhân tối thiểu trong thời gian 6 tháng để đảm bảo bạo lực không tái diễn.

2. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về phòng nga và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Thực hiện tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho người dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, trong đó cần chú trọng cả nhóm đối tượng gây bạo lực và/hoặc có nguy cơ cao gây bạo lực thông qua hoạt động lồng ghép trong các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động liên quan; khuyến khích sự lên án của cộng đồng đối với các hành vi bạo lực trên sở gii

[...]