Công văn số 3144/BGDĐT-KHTC về việc báo cáo thống kê số liệu học sinh phổ thông bỏ học năm học 2008 - 2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 3144/BGDĐT-KHTC
Ngày ban hành 14/04/2009
Ngày có hiệu lực 14/04/2009
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Văn Ngữ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3144/BGDĐT-KHTC
V/v: Báo cáo thống kê số liệu học sinh phổ thông bỏ học năm học 2008 - 2009 

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2009

 

Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về báo cáo tình hình học sinh phổ thông bỏ học, những nguyên nhân và biện pháp khắc phục của các địa phương trong thời gian qua để giảm tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác thống kê số liệu học sinh phổ thông bỏ học năm học 2008 – 2009 theo hướng dẫn sau đây:

1. Cách tính học sinh phổ thông bỏ học

Học sinh phổ thông bỏ học là: học sinh có tên trong danh sách của trường, nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn), tính đến thời điểm báo cáo, không tính học sinh chuyển từ trường phổ thông này sang trường phổ thông khác, hoặc chuyển sang học bổ túc văn hóa, học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp.

2. Thời điểm báo cáo số học sinh phổ thông bỏ học của các cấp học tính từ mùng 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 31 tháng 3 năm 2009.

Tỷ lệ học sinh phổ thông bỏ học là số học sinh phổ thông bỏ học trên tổng số học sinh phổ thông đầu năm học (tính ra %). Thống kê số học sinh bỏ học cho toàn bộ học sinh phổ thông và chia theo từng cấp học, theo giới tính và theo dân tộc ít người.

3. Thống kê số học sinh phổ thông bỏ học theo 5 nhóm nguyên nhân chủ yếu. Mỗi học sinh phổ thông bỏ học được thống kê theo một hoặc nhiều nguyên nhân, do đó số học sinh phổ thông bỏ học sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tổng số học sinh phổ thông bỏ học chia theo các nguyên nhân sau:

- Có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn,

- Học lực yếu kém

- Xa trường, đi lại khó khăn,

- Do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh … (những nguyên nhân có tính đột xuất ảnh hưởng đến cả địa phương).

- Nguyên nhân khác.

4. Nêu các biện pháp địa phương đã triển khai trong thời gian qua để khắc phục tình trạng học sinh phổ thông bỏ học của các cấp học.

Đề nghị các đơn vị báo cáo thống kê số liệu học sinh bỏ học theo biểu mẫu (đính kèm) và gửi trước ngày 30 tháng 4 năm 2009 về địa chỉ sau:

Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Email vthuong@moet.gov.vn

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (để báo cáo);
- TTTT Bành Tiến Long (để báo cáo);
- Vụ GDTH, GDTrH, VP (để phối hợp);
- Lưu VT, Vụ KHTC.

T/L. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH




Nguyễn Văn Ngữ

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………………………….

THỐNG KÊ HỌC SINH PHỔ THÔNG BỎ HỌC NĂM HỌC 2008 – 2009

(Ban hành kèm theo công văn số 3144/BGDĐT-KHTC ngày 14 tháng 4 năm 2009)

Số liệu tính từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/3/2009

TT

Chỉ tiêu

Tổng số học sinh đầu năm học

Trong đó

Số học sinh bỏ học (1)

Trong đó

Tỷ lệ % học sinh bỏ học (2)

Số học sinh bỏ học theo các nguyên nhân (3)

Các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học(4)

Nữ

Dân tộc ít người

Nữ

Dân tộc ít người

Có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn

Học lực yếu kém

Xa trường, đi lại khó khăn

Ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Nguyên nhân khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9=6/3

10

11

12

13

14

15

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Học sinh THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Không tính là học sinh phổ thông bỏ học khi chuyển sang học nghề, kể cả học sinh được tuyển thẳng vào làm việc sau khi học nghề 3 tháng.

(2) Cột 9 = (Cột 6 / cột 3) x 100

(3) Mỗi học sinh phổ thông bỏ học được thống kê theo một hoặc nhiều nguyên nhân. Ví dụ: Học sinh bỏ học vừa do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, vừa do học lực yếu kém.

(4) Nêu các biện pháp địa phương đã triển khai trong thời gian qua để khắc phục tình trạng học sinh phổ thông bỏ học.

[...]