Công văn 3132/GDĐT-TrH năm 2019 thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3132/GDĐT-TrH
Ngày ban hành 05/09/2019
Ngày có hiệu lực 05/09/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Hiếu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3132/GDĐT-TrH
Về thực hiện đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá năm học 2019 - 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2019

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo 24 quận huyện;
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Hiệu trưởng các trường nhiều cấp học (có cấp THPT).

Căn cứ công văn số 3892/BGDĐT-GDTrH ngày 28 tháng 8 năm 2019 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2019 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ công văn số 2741/GDĐT-TrH ngày 08 tháng 8 năm 2019 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2019 - 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể việc thực hiện một số nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2019 - 2020 như sau:

- Các trường phổ thông có nhiều cấp học, lưu ý việc quản lý chuyên môn và xét tốt nghiệp cấp THCS do phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện. Đối với trường có nhiều cơ sở, cơ sở giáo dục trên địa bàn quận huyện nào thực hiện sinh hoạt chuyên môn và kiểm tra đánh giá học sinh theo quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện đó. Riêng công tác xét tốt nghiệp THCS được thực hiện tại cơ sở chính của nhà trường, các trường hợp khác trường gửi văn bản xin ý kiến về phòng Giáo dục Trung học.

- Nội dung dạy học phân hoá học sinh theo các khối tuyển sinh đại học, cao đẳng được thực hiện chủ yếu ở chương trình buổi hai của trường hai buổi/ngày và theo trình độ, nguyện vọng của học sinh.

- Tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu;

- Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, Giáo viên rà soát nội dung các trong chuẩn kiến thức, kỹ năng hiện hành xây dựng các chủ đề dạy học tng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tổ bộ môn trường THPT khi thực hiện các điều chỉnh chương trình theo hướng chủ động, linh hoạt và xây dựng các chủ đề dạy học cần có kế hoạch chi tiết báo cáo Hiệu trưởng và được chấp thuận trước khi thực hiện.

- Trường THCS khi thực hiện các điều chỉnh chương trình theo hướng chủ động, linh hoạt và xây dựng các chủ đề dạy học cần có kế hoạch chi tiết báo cáo Phòng GDĐT và được chấp thuận trước khi thực hiện. Phòng GDĐT có báo cáo tổng hợp việc thực hiện tại quận, huyện cho Phòng GDTrH mỗi cuối học kỳ.

- Thực hiện chương trình trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định, giáo viên sử dụng sách giáo khoa, các tư liệu, thông tin chính thức để xây dựng, soạn thảo nội dung dạy học. Sử dụng hoặc phối hợp sử dụng cùng với sách giáo khoa các bộ Tài liệu dạy học THCS các bộ môn (Vật lý, Toán, Hoá học…) các bộ sách dạy và học phát triển năng lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

- Tổ chức ôn tập cuối năm học cho các lớp cuối cấp

+ Tổ chức dạy học và ôn tập từ sau kiểm tra học kỳ II đến 23/5/2020: được thực hiện chính khoá, nhằm hoàn tất chương trình và củng cố, bổ sung, luyện tập, ôn tập.

+ Tăng cường hoạt hoạt động dạy học phân hóa trong chương trình dạy học buổi hai và chương trình nhà trường, đảm bảo học sinh tham gia chương trình dạy học 2 buổi/ngày được thụ hưởng, phát triển theo đúng năng lực và nhu cầu. Hạn chế việc tổ chức dạy học không phân hóa trong dạy học tăng cường (buổi 2) thuộc chương trình dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường.

+ Việc tổ chức các chuyên đề ôn tập cần được thực hiện khoa học về nội dung và thời gian.

+ Thời gian học chính khoá của HS khối 12 được dùng để thực hiện và hoàn tất chương trình lớp 12. Việc ôn tập chương trình lớp 11 và lớp 10 được thực hiện trong thời gian ôn tập cuối năm học và trong chương trình buổi 2 (với các trường dạy 2 buổi ngày), chương trình ngoại khoá các chủ đề văn hoá theo hình thức tự nguyện (với các trường dạy 1 buổi ngày).

- Các điểm dạy thêm, học thêm trong khuôn viên nhà trường phải được cấp phép của cơ quan quản lý, thực hiện đúng quy định hiện hành và theo hướng dẫn trên trên trang mạng thông tin của Sở GDĐT (http://csdaythemhocthem.hcm.edu.vn/), như dạy học ôn tập tách biệt với chương trình chính khoá, HS tham gia tự nguyện và chọn lựa lớp theo trình độ, nguyện vọng…

- Tổ chức các kỳ kiểm tra nghiêm túc, đúng quy định, đúng lịch kiểm tra thống nhất, đúng thời lượng quy định, đúng nội dung và hình thức theo yêu cầu. đảm bảo kiểm tra được mục tiêu đánh giá được năng lực toàn diện của học sinh.

+ Đối với cấp Trung học cơ sở: Theo hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện.

+ Các trường THPT Nam Sài Gòn, THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, Trung học Thực hành Sài Gòn, THPT Lương Thế Vinh, THPT Diên Hồng, THPT Sương Nguyệt Anh xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng dẫn của Sở nếu đủ điều kiện.

+ Đối với cấp trung học phổ thông: thực hiện theo hướng dẫn của Sở.

- Điểm số: Hiệu trưởng theo dõi việc thực hiện kiểm tra tại đơn vị đúng quy định, điểm số kiểm tra phù hợp với trình độ học sinh. Hồ sơ, sổ sách điện tử: thực hiện theo quy định của Sở GDĐT.

-  Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.Về các loại bài kiểm tra trong năm học của các môn học (kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ), cần có kế hoạch thực hiện vừa đủ số cột bài kiểm tra theo quy định của từng môn. Không kiểm tra liên tục, thường xuyên và không tăng số lượng bài kiểm tra quá mức quy định để tránh gây áp lực học tập căng thẳng lên học sinh. Nội dung và mức độ, độ dài của bài kiểm tra cần phù hợp với chương trình học và trình độ học sinh. Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

- Việc đa dạng hoá hình thức các bài kiểm tra: Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm, tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên cần có kế hoạch chi tiết, rõ ràng, đầy đủ và thực hiện theo đúng các quy định về chuyên môn của Sở GDĐT trong đổi mới kiểm tra đánh giá của đơn vị.

- Đối với các bài kiểm tra định kỳ trên 45 phút (1 tiết), nhà trường, tổ /nhóm chuyên môn và giáo viên cần 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học; xây dựng nội dung đề kiểm tra bao quát, thực tiễn tiếp cận đánh giá năng lực học sinh. tăng dần các dạng câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

- Kết hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước đối với các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.

Nhà trường ban hành quy chế kiểm tra đánh giá học sinh đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính chặt chẽ, quy định cụ thể các quy trình trình xây dựng đề kiểm tra, quy trình coi kiểm tra, quy trình chấm kiểm tra và quy trình nhập điểm và trả kết quả kiểm tra cho học sinh. Đảm bảo các nội dung sau:

+ Có quy định việc tổ chức các kỳ kiểm tra học tập của học sinh trong nhà trường (kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, kiểm tra lại). hình thức các bài kiểm tra theo hình tập trung trong nhà trường. Việc tổ chức kiểm tra tập trung các bài kiểm tra định kỳ cần được qui định cụ thể

+ Quy trình tổ chức: xây dựng ngân hàng đề, xây dựng và chịu trách nhiệm về đề chính thức, đề dự bị, tổ chức in ấn và bảo quản, bảo mật, lưu trữ đề kiểm tra.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ