Công văn 3892/BGDĐT-GDTrH năm 2019 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 3892/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 28/08/2019
Ngày có hiệu lực 28/08/2019
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Hữu Độ
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3892/BGDĐT-GDTrH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2019

 

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo
- Các trường trung học phổ thông trực thuộc

Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 về Về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục trung học tiếp tục triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản của toàn ngành, trong đó tập trung phương hướng và thực hiện các nhiệm vụ sau:

A. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tăng cường quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp giáo dục trung học theo hướng hợp lý và hiệu quả; tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới1; tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

B. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Phát triển mạng lưới trường, lớp; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia; phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, trường chất lượng cao

1. Phát triển mạng lưới trường, lp

Các sở/phòng GDĐT tiếp tục tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc sắp xếp lại các cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp với đặc thù của giáo dục phổ thông; bảo đảm các nguyên tắc được nêu trong Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Việc rà soát quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; củng cố và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú có quy mô phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và nâng cao cht lượng giáo dục toàn diện. Đối với khu vực thành phố, việc quy hoạch trường, lớp cần theo hướng mở rộng ra khu vực ngoại ô để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu quỹ đất. Tăng cường xã hội hóa để thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao. Đối với các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm trường, lớp hợp lý.

Chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục thực hiện việc kiểm tra, rà soát và chấm dứt việc tổ chức lớp chuyên, chọn trong các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở (THCS).

2. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

a. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hp pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường, nhà vệ sinh... Đặc biệt với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú cần ưu tiên tăng cường cơ sở vật cht, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh và tchức các hoạt động giáo dục đặc thù. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các ngun lực xã hội đxây dựng, cải tạo cảnh quan đạt tiêu chun xanh - sạch - đẹp, an toàn theo qui định; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự đthu hút học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

b. Tổ chức thanh tra, kiểm tra sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời để từng bước đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức làm công tác quản lý thiết bị dạy học; chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.

c. Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Các sở GDĐT chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tiếp tục đầu tư nguồn lực, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn sau năm 2015-2020 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

4. Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường trung học phthông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phát triển hệ thống trường THPT chuyên trong giai đoạn 2020-2025. Khuyến khích phát triển các trường tư thục theo định hướng chất lượng cao phù hợp với học phí tự nguyện.

II. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục

Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018, trong đó tập trung vào các nội dung:

a. Tiếp tục rà soát nội dung sách giáo khoa, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phthông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu.

b. Xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại các nội dung dạy học, cập nhật nội dung dạy học nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, giáo dục văn hóa giao thông; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của t/nhóm chuyên môn được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH và Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT; gắn kết với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới ở các tỉnh/thành phố trên cả nước theo hướng dẫn tại Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; Công văn số 3719/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2018 về việc tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện mô hình trường học mới; Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.

3. Các sở GDĐT chỉ đạo các trường có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất (nhất là các trường nội trú, bán trú) tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, mỗi ngày dạy không quá 08 tiết, mỗi tuần học không quá 06 ngày. Nội dung dạy học và hoạt động giáo dục tăng cường cần tập trung vào việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với năng lực và năng khiếu của từng nhóm đối tượng nhằm phát triển năng lực học sinh;...

4. Tổ chức dạy học ngoại ngữ

Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trung học. Cụ thể:

a. Đối với tiếng Anh:

- Các sở GDĐT tiếp tục nâng cao năng lực giáo viên về trình độ tiếng Anh và phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm và điều kiện cơ sở vật chất để mở rộng số trường, tăng số lớp và số học sinh thực hiện chương trình mới môn Tiếng Anh hệ 10 năm; tăng cường huy động các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình mới lớp 5 vào học tiếp chương trình mới ở lớp 6, số học sinh hoàn thành chương trình mới lớp 9 vào học tiếp chương trình mới ở lớp 10.

[...]