Công văn 3053/TCT-KTNB năm 2020 về giới thiệu các điểm mới của Quy chế Phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 3053/TCT-KTNB
Ngày ban hành 31/07/2020
Ngày có hiệu lực 31/07/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Phạm Ngọc Lai
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí,Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC
THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3053/TCT-KTNB
V/v giới thiệu các điểm mới của Quy chế PCTN trong ngành Thuế.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đ phù hợp việc đổi mới công tác phòng, chống tham nhũng theo hướng điện t hóa, đảm bo thực tiễn công tác quản lý thuế hiện nay cũng như quy định mới của các văn bản quy phạm pháp luật (Luật Phòng, chng tham nhũng s 36/2018/QH14 ngày 20/11/2018; Luật T cáo s 25/2018/QH14 ngày 12/6/2019), Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 742/QĐ-TCT ngày 08/6/2020 thay thế Quyết định số 882/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 về việc ban hành Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành thuế.

Tng cục Thuế giới thiệu nội dung những điểm mới và những điểm bổ sung, sửa đổi tại Quy chế phòng, chống tham nhũng với Quy chế cũ năm 2015 (chi tiết nội dung điểm mới nêu tại Phụ lục đính kèm công văn).

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế tổng hợp, phản ánh về Tổng cục Thuế (thông qua Vụ KTNB) để được hướng dẫn kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thanh tra BTC (đ b/c);
- Tổng cục trưởng TCT (đ b/c);
- Lưu: VT, KTNB (05b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KIỂM TRA NỘI BỘ




Phạm
Ngọc Lai

 

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG ĐIỂM MỚI CỦA QUY CHẾ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG NGÀNH THUẾ
(Ban hành kèm theo công văn số 3053/TCT-KTNB ngày 31/7/2020 của Tng cục Thuế)

Quy chế sửa đổi vẫn bao gồm 8 chương, trong đó bổ sung Sửa đổi: Điều 2, Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 10 (Điều 12 Quy chế mới), Điều 11 (Điều 13 Quy chế mới), Điều 12 (Điều 14 Quy chế mới), Điều 13 (Điều 15 Quy chế mới), Điều 14 (Điều 16 Quy chế mới), Điều 15 (Điều 17 Quy chế mới), Điều 21 (Điều 25 Quy chế mới) Điều 24 (Điều 28 Quy chế mới), Điều 26 (Điều 30 Quy chế mới), Điều 27 (Điều 31 Quy chế mới), Điều 28 (Điều 32 Quy chế mới); Bổ sung: Điều 9, Điều 10, Điều 20, Điều 21, Điều 33, Điều 34, như sau:

- Chương I: Quy định chung (gồm 5 Điều từ Điều 1 đến Điều 5)

- Chương II: Các biện pháp phòng, chống tham nhũng (gồm 11 Điều từ Điều 6 đến Điều 16)

- Chương III: Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và công chức, viên chức ngành thuế trong công tác phòng, chống tham nhũng (gồm 3 Điều từ Điều 17 đến Điều 19)

- Chương IV: Phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng (gồm 2 Điều từ Điều 20 đến Điều 21)

- Chương V: Xử lý kỷ luật khi xảy ra tham nhũng (gồm 3 Mục; Mục 1 Xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng gồm 2 Điều từ Điều 22 và Điều 23; Mục 2. Xử lý kỷ luật đi với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra hành vi tham nhũng tại cơ quan thuế, các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan thuế gồm 9 Điều từ Điều 24 đến Điều 32; Mục 3. Xử lý kluật, xử phạt vi phạm hành chính đi với hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng gồm 2 Điều từ Điều 33 và Điều 34)

- Chương VI: Chế độ thông tin báo cáo (gồm 3 Điều từ Điều 35 đến Điều 37)

- Chương VII: Khen thưởng và kỷ luật (gồm 2 Điều từ Điều 38 đến Điều 39)

- Chương VIII: Điều khoản thi hành (gồm 2 Điều từ Điều 40 đến Điều 41)

Trong quá trình soạn thảo do suất lỗi chính tả đính chính như sau:

- “Chương VIII: Khen thưởng và kỷ luật” đính chính làChương VII: Khen thưởng và kỷ luật”.

- “Chương IX: Điều khoản thi hành đính chính” Chương VIII: Điều khoản thi hành”.

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 5, 10, 11, 13, 15, 16, 17 Điều 2 Quy chế về Giải thích từ ngữ như sau:

“…

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định trong thực thi công vụ gây thiệt hại cho lợi ích ca Nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

10. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

11. Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà ca người có chức vụ, quyn hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

[...]