Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Công văn 2884/LĐTBXH-KHTC năm 2017 xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 2884/LĐTBXH-KHTC
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Đào Hồng Lan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2884/LĐTBXH-KHTC
V/v xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2018

Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ

Thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ[1] về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Bộ yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tập trung xây dựng kế hoạch phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2018 theo các nội dung và yêu cầu cụ thể như sau:

I. V ĐÁNH GIÁ KT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN K HOẠCH NĂM 2017

1. Đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017 các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; so sánh với kết quả thực hiện 2017 với cùng kỳ năm 2016 và kế hoạch cả năm 2017. Phân tích, đánh giá những kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Quyết định số 54/QĐ-LĐTBXH ngày 09/01/2017 của Bộ ban hành Chương trình công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2017 và các văn bản chỉ đạo, điều hành khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ ban hành từ đầu năm 2017 đến nay.

2. Yêu cầu việc đánh giá phải sát thực, đúng thực chất kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong phạm vi cả nước theo lĩnh vực do đơn vị phụ trách; làm nổi bật những kết quả đã đạt được; đồng thời, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong việc thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm; dự kiến mức hoàn thành kế hoạch năm 2017 và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong những tháng cuối năm đ đảm bảo hoàn thành và vượt mức kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

3. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017, dự báo xu hướng phát triển, những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành đ xác định các giải pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với các vấn đề về an sinh xã hội nhằm đảm bảo ổn định xã hội, nâng cao đi sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

4. Cùng với thuyết minh đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017, Bộ yêu cầu các đơn vị tổng hợp đầy đủ số liệu thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách vào Biểu mẫu kèm theo công văn này.

II. V XÂY DỰNG K HOẠCH NĂM 2018

1. Yêu cầu trong xây dựng kế hoạch năm 2018

Các đơn vị căn cứ đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 nêu trên và mục tiêu tổng quát, các nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 nêu tại Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 1015/QĐ-LĐTBXH ngày 29/7/2016 của Bộ, xác định mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu và đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, định hướng và giải pháp để thực hiện kế hoạch năm 2018 thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị.

Việc xây dựng Kế hoạch năm 2018 các lĩnh vực của ngành phải đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trung hạn 5 năm 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và các chương trình hành động của Chính phủ, kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực, khả năng thực hiện của các cấp đ đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Kế hoạch năm 2018 các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội phải được triển khai đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và các ngành, các cấp; bảo đảm tính công khai, minh bạch và công bằng trong xây dựng kế hoạch và phân b nguồn lực, ngân sách; đảm bảo tiến độ, thời gian và biểu mẫu quy định.

Các đơn vị được Bộ giao chủ trì các dự án, hoạt động, nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu trình Bộ có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch năm 2018, tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của từng Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, tổng hợp, đề xuất nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu năm 2018, trong đó dự kiến vốn theo cơ cấu nguồn vốn, theo từng dự án thành phần thuộc chương trình và nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

2. Định hướng nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2018

2.1. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Chỉ thị số 29/CT-TTg

Bảo đảm n định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh cơ cấu lại nn kinh tế một cách đng bộ, toàn diện, nhất là các ngành và lĩnh vực trọng tâm, thúc đy tăng trưởng kinh tế gắn với chú trọng cải thiện nền tảng cho tăng trưởng chất lượng, hiệu quả và sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. ng phó và thích nghi hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, đưa quan hệ với các đối tác lớn đi vào chiều sâu, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần huy động nguồn lực và duy trì môi trường hòa bình, an ninh để phục vụ cho phát triển và nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2. Định hướng nhiệm vụ phát triển các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

(1). Tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

(2) Thực hiện các giải pháp phát trin thị trường lao động; nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin thị trường lao động; gắn với kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động địa phương với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm; tăng tần suất, nâng cao hiệu quả tổ chức sàn giao dịch việc làm tại địa phương. Thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình giải quyết việc làm gắn với thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch việc làm khu vực nông thôn theo hướng phi nông nghiệp; chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do chuyn đi mục đích sử dụng đất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, xuất khu lao động cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, lao động là người dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn.

Thực hiện các giải pháp ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của người lao động Việt Nam. Làm tốt công tác tạo nguồn, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động.

(3). Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương; đổi mới cơ chế quản lý tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh. Có giải pháp, chính sách bảo đảm quyền lợi người lao động trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tăng cường thực hiện cơ chế đối thoại và thỏa thuận về tiền lương, quan hệ lao động giữa các bên, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ. Chủ động theo dõi, nắm bt phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động.

(4). Thực hiện các giải pháp đồng bộ đ mở rộng diện bao phủ và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội; các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động.

(5). Tăng cường quản lý nhà nước về công tác an toàn - vệ sinh lao động; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tăng đầu tư cho hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, hỗ trợ duy trì khả năng tham gia lao động cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động tham gia cải thiện điều kiện và môi trường lao động giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ chức tốt Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

(6). Tổ chức thực hiện hiệu quả Luật giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Đi mới hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tăng cường tính tự chủ và áp dụng cơ chế cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở đào tạo; hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp. Thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cả nước, các vùng và các địa phương. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn kết chặt chẽ với thực tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.

(7). Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Thực hiện đy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng người có công. Tập trung, rà soát thống kê, phân loại hồ sơ đối tượng tồn đọng; giải quyết cơ bản hồ sơ đang còn tồn đọng theo quy trình đã ban hành.

Thực hiện hiệu quả, đảm bảo tiến độ đề án xác nhận hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Thực hiện “Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở”. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng.

(8). Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; tạo điều kiện để người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là tại các địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn..., tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh...). Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; ưu tiên, tập trung nguồn lực phát triển các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng khó khăn, thường xuyên bị thiên tai để đảm bảo giảm nghèo bền vững. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo, an sinh xã hội đã và đang thực hiện có hiệu quả ở địa phương. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, hướng tới thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

[...]